06/08/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
06/08/2024
Duyy
05/10/2024
tác giả sai rồi kìa 3.
ĐỨC Lê (MNA)
15/12/2024
Nguyễn Huy Tưởng ??? ông tưởng sinh năm 1912 mà truyền kì mạn lục lại vào thế kỉ 16 ủa là ông ý quay lại quá khứ vt văn à bro ????
06/08/2024
Truyện ngắn “Người phụ nữ ở Khoái Châu” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Dữ. Nhân vật chính là nàng Nhị Khanh là con gái của Từ Đạt ở Khoái Châu.
Ông Đạt có lên làm quan tại thành Đông Quan, thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, rồi kết giao với nhà quan Thiêm thư Phùng Lập Ngôn, mặc dù tính khí và phẩm chất của hai ông khác nhau. Nhân chuyện hứa gả mà sau đó con trai của Phùng mỗ là Trọng Quỳ đã kết duyên với nàng Nhị Khanh. Về ngoại hình, Nhị Khanh được nhắc đến là một cô gái xinh đẹp. Đặc biệt là tính cách nết na được giáo dục bài bản ngay từ khi còn nhỏ: “Nhị Khanh tuy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền” 1 . Chung sống với chồng, nhận thấy anh ta ham chơi bời, lêu lổng, Nhị Khanh đã nhiều lần phải khéo léo khuyên can. Lời lẽ của nàng chí tình đạt lý khiến cho anh chồng tuy không nghe theo nhưng vẫn rất kính trọng. Đặc biệt khi Trọng Quỳ phải theo cha đi nhậm chức nơi viễn xứ, chính Nhị Khanh đã phải an ủi: “Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bên trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm săn sóc, không đỡ kẻ thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khuê”. Xem trong lời lẽ, có thể thấy rằng Nhị Khanh là một người dâu hiếu thảo và là một người vợ nết na, chung thủy, suy nghĩ chín chắn và luôn vì người khác. Sau đó, trước sự vần xoay của số phận, ngấp nghé bên bờ của việc bị gả bán cho kẻ khác, nàng Nhị Khanh vẫn một mực hướng về Trọng Quỳ và vững tin người chồng của mình vẫn còn. Đây là lời của nàng Nhị Khanh nói với viên bõ già: “Ta sở dĩ nhịn nhục mà sống là vì nghĩ Phùng lang hãy còn; nếu chàng không còn thì ta đã liều mình chứ quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác. Chú có thể vì ta chịu khó lặn lội vào xứ Nghệ hỏi thăm tin tức cho ta không?”.
Niềm tin của nàng đã được đền bù khi viên bõ già đã tìm thấy Trọng Quỳ. Vợ chồng gặp lại, luyến ái yêu đương lại thêm nồng đượm. Tuy thế, Trọng Quỳ ngựa quen đường cũ lại tiếp tục sa vào chơi bời, cờ bạc. Nàng Khanh ra sức khuyên ngăn: “Những người lái buôn phần nhiều là giảo quyệt, đừng nên chơi thân với họ; ban đầu tuy họ thả cho mình được, nhưng rồi họ sẽ vét hết của mình cho mà xem”. Sinh đã lại không nghe sự khuyên căn chí tính của vợ hiền nên sau đó bi kịch đã xảy ra: nàng bị gá bạc cho tên họ Đỗ. Liệu bề không thể thoát khỏi nên Nhị Khanh đã lựa chọn con đường chết để bảo toàn trinh tiết phẩm giá của người phụ nữ chính chuyên truyền thống cũng đồng thời như một sự cảnh tỉnh đối với Trọng Quỳ. Lựa chọn cái chết không mấy khó khăn với Nhị Khanh, chứng tỏ ở nàng nỗi đau đớn tuyệt vọng đã lên đến đỉnh điểm. Nỗi day dứt cuối cùng của người nữ này chỉ còn là những đứa con thơ mà thôi. Hành động quyết liệt của Nhị Khanh có thể nói là rất đáng khen song suy đến cùng thì cái chết chưa phải đã là một lựa chọn duy nhất. Phải chăng như vậy mà nhà văn Nguyễn Dữ trong phần lời bình đã viết: “Than ôi, người con gái có ba đạo theo, theo chồng là một. Nàng Nhị Khanh chết, có quả là đã theo chồng không? Thưa rằng không. Đời xưa bảo theo là theo chính nghĩa chứ không theo tà dục. Chết hợp với nghĩa, có hại gì cho cái đạo theo. Theo nghĩa tức là theo chồng đó”.
Tất nhiên, chúng ta cũng như nhà văn hoàn toàn có thể chia sẻ với bước cùng cực của nàng lúc đó. Song nếu tìm đường bảo toàn tính mệnh để toan tính cho một cuộc đổi thay nào đó thì có lẽ sẽ ưu việt hơn. Dầu thế, cái chết đã có giá trị cảnh tỉnh to lớn đối với gã Trọng Quỳ bạc nhược. Sự ăn năn hối lỗi khi người vợ đã chết dường như trở thành vô nghĩa, nếu không hướng đến việc nuôi dạy con cái (tất nhiên nội dung này nhà văn không đề cập tới). Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Dữ đã phải mắng gã này là “tuồng chó lợn” và qua đó gửi một thông điệp về việc rèn luyện nhân cách của đấng trượng phu ở đời: “Muốn tề được nhà, phải trước tự sửa mình lấy chính, khiến cho không thẹn với vợ con, ấy là không thẹn với trời đất”. Sự đền bù cho Nhị Khanh sau khi chết được nhà văn nhấn mạnh ở ba điểm: một là được gặp lại Trọng Quỳ để phân trần một lời trước khi vĩnh viễn tan biến vào mây khói: “… Khoảng cuối canh ba, bỗng nghe thấy tiếng khóc nức nở từ xa rồi gần; khi thấy tiếng khóc chỉ còn cách mình độ nửa trượng, nhìn kỹ thì người khóc chính là Nhị Khanh…”; hai là nàng được hiển linh, theo chầu tả hữu Đức Bà và ăn lộc tại đền Trưng Vương và ba là có năng lực đoán trước tương lai nên đã khuyên Trọng Quỳ nuôi dạy hai con trai, sau này ứng mộ cho nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi, làm đến chức Nhập thị nội. Sự đền bù như vậy, thoạt nhìn vẻ như cũng thỏa đáng đối với một con người hội đủ những tính cách, phẩm chất cao quý. Song, cuộc sống dương thế mới là có thật, hữu hình còn thế giới bên kia chỉ là ảo ảnh. Sự đền bù cho Nhị Khanh chỉ mang màu sắc “an ủi cổ tích” còn chung cục, cuộc đời của nàng là cuộc đời bi kịch. Theo dõi toàn bộ diến biến của truyện, Nhị Khanh dường như chưa có được một ngày hạnh phúc. Trong mọi việc, kể từ khi theo làm dâu nhà họ Phùng, mặc dầu nàng là người chủ động song diễn biến cuộc sống lại chưa bao giờ theo như toan tính. Nàng đã gồng lên để sống, để tạo dựng hạnh phúc dù giản đơn nhất nhưng hạnh phúc đã mãi là một tầm với với nàng. Xây dựng mẫu người như nàng Khanh, một mặt, nhà văn thể hiện tiếng nói phê phán, lên án đối với giới nam đã không những không mang lại hạnh phúc cho người nữ mà còn xô đẩy họ vào bi kịch (những kẻ như Trọng Quỳ), mặt khác lên án hiện thực triều chính lúc bấy giờ (những bọn gian thần xiểm nịnh đấy Phùng Lập Ngôn đi viễn xứ khiến cho cha con, chồng vợ phải xa nhau) và cũng đồng thời tác giả thể hiện tiếng nói thông cảm, đồng tình, khẳng định và ngợi ca những phẩm chất cao quý, tốt đẹp của người nữ trong xã hội. Đây chính là phương diện tạo nên nguồn cảm hứng nhân văn trong tập truyện.
Từ số phận của nàng Nhị Khanh- mẫu người nữ đoan chính cho thấy rằng, dù người phụ nữ có rèn luyện Tam tòng, Tứ đức đến đâu, có chấp nhất nghiêm chỉnh và gồng mình lên mà sống theo chuẩn mực của lễ giáo phong kiến đến đâu thì số phận của họ vẫn là số phận của những con người đau khổ, bất hạnh và bi kịch. Phản ánh về cuộc đời và số phận của nàng, một ý nghĩa khách quan vượt ra ngoài cái chủ quan của Nguyễn Dữ: lễ giáo phong kiến khô cứng thật là tai hoạ đối với người phụ nữ và càng sống theo những yêu cầu của lễ giáo phong kiến thì cuộc sống của họ, số phận của họ càng nhiều bi kịch. Đó là sự phản ánh trong năng lực nhận thức của nhà văn thời đại bấy giờ bởi nếu nhìn xuyên suốt tập truyện thì ngay cả đến những người phụ nữ phi truyền thống, phá cách như nàng Lệ Nương (Lệ Nương truyện) hay nàng Thúy Tiêu (Thúy Tiêu truyện), nàng Nhị Khanh (Mộc miên thụ truyện)... thì chung cục số phận của họ cũng tương tự. Đó chính là sự minh chứng cho sự bất lực trên hành trình nỗ lực và khát vọng tìm kiếm lời giải cho số phận, phúc của người nữ ở nhà văn trong bối cảnh xã hội, thời đại lúc bấy giờ.
ĐỨC Lê (MNA)
15/12/2024
Gạo đọc bài của bạn mình thấy nhiều chi tiết hơi tiêu cực á
06/08/2024
Nguyễn ThưTruyện ngắn "Người phụ nữ ở Khoái Châu" của nhà văn Nam Cao (tên thật là Trí Đức) không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc mà còn là một bức tranh phản ánh chân thực xã hội và con người trong thời kỳ đầu thế kỷ XX. Nhân vật chính trong câu chuyện, người phụ nữ ở Khoái Châu, là một nhân vật đặc biệt, mang đến nhiều lớp nghĩa và góc nhìn khác nhau về cuộc sống và con người.
Nhân vật chính:
Người phụ nữ ở Khoái Châu được khắc họa với một hình ảnh đặc biệt, phản ánh sự mâu thuẫn giữa bản chất và hoàn cảnh sống. Bà là một người phụ nữ có vẻ ngoài hiền hòa, thanh thoát, nhưng bên trong lại là một nhân vật đầy mâu thuẫn và nội tâm phức tạp. Truyện mở đầu với hình ảnh bà đang ngồi trong một căn nhà nhỏ, cẩn thận và tỉ mỉ trong việc chăm sóc cây cối, thể hiện sự chăm chỉ và tình yêu đối với công việc. Nhưng dần dần, những chi tiết về cuộc đời của bà được hé lộ, giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất và tâm trạng của nhân vật.
Tính cách và nội tâm:
Người phụ nữ ở Khoái Châu là hình mẫu của sự cam chịu và nhẫn nhục trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Bà sống trong một xã hội nông thôn nghèo khổ, nơi sự bất công và bất bình đẳng là điều hiển nhiên. Cuộc sống của bà đầy khó khăn và vất vả, nhưng bà vẫn giữ được sự lạc quan và phẩm giá. Đây là điều đáng khâm phục và cũng phản ánh một phần bản chất của con người trong xã hội xưa. Dù vậy, sự cam chịu của bà không phải là sự đồng tình với hoàn cảnh mà là một dạng phản ứng nhằm bảo vệ bản thân khỏi sự đau đớn và tổn thương.
Mối quan hệ với các nhân vật khác:
Nhân vật người phụ nữ ở Khoái Châu không chỉ sống trong mối quan hệ phức tạp với những người xung quanh mà còn chịu ảnh hưởng từ môi trường xã hội và văn hóa. Mối quan hệ giữa bà và chồng, cùng những người trong làng, thường bị chi phối bởi sự phân biệt giai cấp và thành kiến xã hội. Chồng bà là một nhân vật có phần cứng nhắc và thiếu hiểu biết, điều này càng làm rõ nét sự bất công mà bà phải gánh chịu. Mối quan hệ này tạo ra một sự mâu thuẫn nội tâm sâu sắc, giữa lòng yêu thương và sự kiên nhẫn của bà đối với gia đình và những đau khổ từ chính cuộc sống của mình.
Sự phát triển và tác động của nhân vật:
Nhân vật người phụ nữ ở Khoái Châu không chỉ là một bức tranh phản ánh xã hội mà còn là một hình mẫu cho sự chịu đựng và phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn. Sự phát triển của nhân vật thể hiện sự thay đổi và trưởng thành qua các thử thách mà bà đối mặt. Cuối cùng, sự phản ánh của nhân vật về cuộc sống và bản chất của con người tạo ra một thông điệp mạnh mẽ về sự bất công và sự cần thiết của lòng nhân ái và sự hiểu biết.
Kết luận:
Nhân vật người phụ nữ ở Khoái Châu trong truyện ngắn của Nam Cao là một hình mẫu đa chiều, phản ánh sự phức tạp của cuộc sống và con người trong xã hội xưa. Bà không chỉ là một nhân vật thể hiện sự chịu đựng và nhẫn nhục mà còn là một bức tranh phản ánh những mâu thuẫn và đau khổ của xã hội. Qua nhân vật này, nhà văn đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về lòng kiên nhẫn, phẩm giá và sự cần thiết của sự hiểu biết và đồng cảm trong cuộc sống.
4o mini
nguu113
24/10/2024
Nguyễn Minh khôi nguuu tác giả sai
nguu113
24/10/2024
Nguyễn Minh khôi nam cao cmm
ĐỨC Lê (MNA)
15/12/2024
Nguyễn Minh khôi con lạy ô đưa tác giả của con chó vàng vào đây chi Nam Cao sinh năm 1915 hoặc 1917 nhưng mà truyền kì mạn lục thì thế kỉ 16 đã có r
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
3 phút trước
Top thành viên trả lời