nêu ý nghĩa vủa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với xã hội , văn hóa . Việt Nam đã và đang thích nghi với các cuộc cách mạng đó như thế nào

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tài khoản ẩn danh

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

25/09/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đã mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với xã hội và văn hóa. Đầu tiên, nó đã mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lý, giúp tăng cường năng suất lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cuộc cách mạng này cũng tạo ra sự tiếp cận thông tin nhanh chóng và đầy đủ, hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp cũng đem lại tác động tiêu cực, như sự phân hóa trong lực lượng lao động, nguy cơ mất việc làm, và sự phân hoá trong xã hội. Nó cũng gây ra các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân và xung đột giữa các giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại.

Việt Nam đã và đang thích nghi với các cuộc cách mạng này bằng cách tận dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ví dụ, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng cao và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Nền kinh tế trải nghiệm và ngành công nghiệp văn hóa cũng đang phát triển, góp phần giữ gìn và bảo lưu giá trị văn hóa của dân tộc.

Tóm lại, Việt Nam đã thích nghi với các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư bằng cách tận dụng các thành tựu của cách mạng này để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, đồng thời cũng đối mặt với những thách thức và tác động tiêu cực của nó.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
thuypham143

25/09/2024

Nội dungXã hộiVăn hóa
Tích cực

- Số lượng công nhân có trình độ cao tăng nhanh về số lượng.

- Công nhân vai trò là lực lượng chính trị- xã hội chủ yếu.

- Mở rộng giao lưu

- Đưa tri thức thâm nhập vào đời sống.

- Tác động đến tiêu dùng của người dân

Tiêu cực

- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

- Xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống cộng đồng

- Con người lệ thuộc vào máy tính, internet,..

- Văn hóa “lai căng”.

- Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống. 

- Xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại. 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

vvieeez

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, không loại trừ lĩnh vực văn hóa, cũng như con người - vốn là đối tượng chủ thể của các quan hệ xã hội, là hiện thân của văn hóa, là “bộ nhận diện” văn hóa của từng dân tộc. Thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân, tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm và thói quen tiêu dùng. Nhờ sự phát triển của mạng internet, thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm hàng hóa bằng hình thức trực tuyến (ngồi tại nhà lựa chọn sản phẩm trên toàn thế giới qua mạng; thanh qua tài khoản điện tử; nhận hàng qua dịch vụ chuyển phát). Thông qua thương mại điện tử, người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận gần hơn với thương mại thế giới.

Sự phát triển của khoa học - công nghệ giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức làm việc từ xa, không nhất thiết phải đến trụ sở, văn phòng, không phải giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí cả với đối tác... mà vẫn hoàn thành công việc. Đây là những lợi ích to lớn mà khoa học - công nghệ mang lại, nhưng điều này cũng khiến con người trở nên lệ thuộc vào máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống mạng internet, khiến con người ít quan tâm đến các mối quan hệ trong cộng đồng, xã hội, thậm chí là cả quan hệ gia đình...

Giao tiếp, ứng xử của con người Việt Nam trước đây chủ yếu qua phương thức trực tiếp và thiên về sự kín đáo, tế nhị, theo khuôn phép, thậm chí còn nghi thức, cầu kỳ, nhưng nay, với tốc độ, nhịp độ sống nhanh hơn, con người có thể thực hiện giao tiếp bằng nhiều cách thông qua mạng internet, như sử dụng zalo, viber, sky, instagram, facebook... Các thành tựu công nghệ này khiến con người bỏ bớt đi những sự rườm rà, giao tiếp, ứng xử nhanh hơn nhưng đồng thời cũng không tránh khỏi hời hợt hơn.

Làm thay đổi hệ giá trị văn hóa chuẩn mực, tạo ra sự xung đột giữa các giá trị văn hóa, lối sống truyền thống với các giá trị văn hóa, lối sống hiện đại

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ sở thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, đồng thời cũng làm gia tăng sự xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại khi cái cũ chưa bị mất đi và cái mới (trong đó, có một số yếu tố văn hóa du nhập từ nước ngoài) cũng chưa định hình rõ nét, chưa hoàn toàn được xã hội chấp nhận. Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị, ngày 4-6-2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong xây dựng hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ mới; chỉ rõ đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại, môi trường văn hóa có những mặt chưa thực sự lành mạnh… Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một số xu hướng, phong cách văn hóa, lối sống mới hình thành đã và đang gây tranh cãi. Đó là sự thay đổi một số quan niệm, thói quen của một bộ phận người dân, từ nặng về duy tình sang duy lý, vị tình sang vị tiền; là xu hướng cho rằng gia đình không còn là trung tâm; các yếu tố mang giá trị vật chất phần nào thay thế cho yếu tố tinh thần, tình cảm; là sự hình thành tư tưởng hoài nghi, chối bỏ các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc; là sự băng hoại về đạo đức, sự xuống cấp trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là sự lệch lạc về nhận thức, sống thiếu lý tưởng trong một bộ phận giới trẻ; là sự gia tăng khoảng cách các thế hệ trong nhận thức các giá trị văn hóa chuẩn mực... Biểu hiện chung nhất và dễ dàng nhận thấy trong xã hội là những biểu hiện phi văn hóa, phi đạo đức vẫn tồn tại khá phổ biến, trong khi đó, không ít hành vi đẹp, nghĩa cử đẹp ngày càng ít xuất hiện hơn, thậm chí trong một số trường hợp lại trở thành điều lạ lùng trong cuộc sống. Điều này phần nào phản ánh cấu trúc nhân cách trong bản thân mỗi con người đã có sự biến đổi, dẫn đến những xu hướng khác nhau trong nhận thức về hệ giá trị văn hóa chuẩn mực trong đời sống xã hội.

Sự xung đột về văn hóa chủ yếu giữa hai xu hướng: thứ nhất, cho rằng văn hóa truyền thống phải được gìn giữ một cách nguyên trạngthứ hai, cho rằng văn hóa phải luôn có sự tiếp biến, bồi đắp, có sự tiếp nhận những tinh hoa của thời đại. Thực tế, trong nội tại từng xu hướng cũng có những mâu thuẫn, xung đột không dễ gì phân tách. Trong xu hướng thứ nhất, một bộ phận tuyệt đối hóa văn hóa truyền thống, trong khi một bộ phận cho rằng trong xã hội hiện đại có những yếu tố văn hóa mang tính truyền thống không còn phù hợp, nhưng cũng không chấp nhận nó được thay thế bởi văn hóa ngoại lai. Trong xu hướng thứ hai, cũng có sự phân nhóm khi có sự lựa chọn khác nhau về tiếp nhận các giá trị văn hóa thế giới...

Trong bối cảnh đó, chúng ta phải nhận thức, xác định rõ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cần bảo vệ và những điểm còn hạn chế để điều chỉnh cho phù hợp. Đất nước sẽ phát triển bền vững khi chúng ta biết gìn giữ, trao truyền bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời biết làm mới mình, tiếp biến các giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới, để làm giàu có thêm nền văn hóa dân tộc; “hòa nhập” nhưng tuyệt đối không “hòa tan”.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi