* Bài thơ “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) là một trong ba bài thơ nổi tiếng về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ, chúng ta thấy được cảnh sắc mùa thu của làng quê Việt Nam đẹp bình dị và khí thu mát lành. Đồng thời, bài thơ cũng cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.
- Cảnh thu trong sáng, êm đềm, tĩnh lặng nhưng man mác buồn:
+ Không gian thu hẹp trong cái ao nhỏ và chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh; đường nét chuyển động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa, sóng nước gợn tí, cá đâu đớp động dưới chân bèo.
+ Màu sắc hài hòa: sắc xanh của bầu trời, của sóng nước, của lá cây hoà hợp với màu vàng của nắng, của mặt hồ, của lá ngô đồng tạo nên bức tranh thu tuyệt mĩ.
+ Đường nét, màu sắc, âm thanh tuy có vẻ xa cách, đối lập nhưng vẫn chứa đựng sự hài hòa, gắn bó.
=> Bức tranh thu sống động, tinh tế, thi vị, đẹp một cách thanh cao, không vướng bụi bặm, không khí trong lành, tĩnh lặng.
- Tâm trạng u hoài, cô quạnh, bất lực trước thời thế:
+ Nhân vật trữ tình tự giấu mình nơi vắng vẻ, lánh đời (“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”) để tìm sự thanh thản trong tâm hồn nhưng vẫn cảm nhận được sự hiu quạnh của thiên nhiên, đất trời.
+ Sự bất lực trước thời thế thể hiện rõ nhất trong câu cuối: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Câu hỏi tu từ vừa gợi lên sự yên ả, tĩnh lặng lại vừa gợi lên sự băn khoăn, trăn trở.
=> Nhà thơ đã gửi gắm vào đó những suy nghĩ, trăn trở, lo lắng cho vận mệnh đất nước.