27/10/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
27/10/2024
11/11/2024
Cấu tứ và hình ảnh được dùng trong bài thơ được các tác giả sắp xếp một cách linh hoạt. Cách bố trí khôn khéo sẽ giúp nhà thơ truyền tải cảm xúc dễ dàng, tạo nên sự thành công. Huy Cận là cái tên không thể bỏ qua khi nhắc đến những nhà thơ thực sự thành công về cấu tứ, tiêu biểu là tác phẩm Tràng Giang.
Với không không gian sóng đôi, nhan đề không chỉ dừng lại là tên của bài thơ, mà còn thể hiện mạch cảm xúc lan tỏa. Những làn sóng liên tục dập dìu trong lòng của tác giả, khiến những suy nghĩ liên tục kéo đến.
Trong tác phẩm, tác giả sử dụng những từ trực tiếp tả nước như “nước”, “con nước”. Sau đó, Huy Cận kết hợp hình ảnh gián tiếp tượng hình “cồn nhỏ”, “bờ xanh”, “bãi vàng”, “sóng gợn”,… Sự kết hợp này một lần nữa khẳng định cấu tứ bài thơ rất quan trọng. Nếu thiếu những từ chỉ nước sẽ làm mất đi “chất riêng” của Tràng Giang.
Ý độ nghệ thuật của bài thơ đã tạo cảm hứng để người đọc hòa mình vào cảnh thiên nhiên, trải lòng và cảm nhận những cảm xúc của tác giả. Mỗi khổ thơ nói về một khung cảnh thiên nhiên, đồng thời cũng bộc lộ tâm tư, suy nghĩ của tác giả.
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Mở đầu là hình ảnh sóng gợn trên sông dài, đó cũng là nỗi buồn với bao suy tư trong lòng. Con thuyền xuôi mái nước yên ả, nhẹ nhàng nhưng cũng là nỗi buồn khó tả khi “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”.
Không còn thuyền, mặt nước càng yên tĩnh hơn, sự lẻ loi đang dần bao trùm lấy không gian. “Củi một cành khô lạc lấy dòng” như con người bé nhỏ giữa dòng đời không biết đi về đâu. Sự cô đơn một lần nữa được đẩy lên khi tác giả dùng hình ảnh “củi một cành khô” cùng với “thuyền xuôi mái nước”. Củi là hình ảnh gần gũi, quen thuộc và nhỏ bé lại được đính kèm với chiếc thuyền có tầm vóc lớn.
Từ láy “điệp điệp”, “song song” như để tăng thêm tâm trạng buồn tủi, cô độc. Cấu tứ được sử dụng làm rõ nét hình ảnh. Xuyên suốt tác phẩm, những sự vật lớn lao đi kèm với những thứ nhỏ bé và đơn sơ. Sự đối lập làm người đọc nghĩ ngay đến thân phận con người vốn nhỏ bé. Thậm chí, cuộc đời con người còn được gắn với cành củi khô lạc dòng vì chẳng biết phải đi về đâu.
Càng nghiền ngẫm sẽ càng thấy tác giả khéo léo khi mượn thiên nhiên bộc lộ nỗi buồn. Thông qua “củi một cành khô”, “bến cô liêu”, “bóng chiều sa”,… Nhà thơ vốn không cần phải nói ra, nhưng ai cũng cảm nhận được sự buồn tủi và cô đơn đang hiện diện.
Khổ thơ cuối cùng thay lời kết, tác giả nhìn thấy rất nhiều hình ảnh gợi nhớ quê hương. Chim nghiêng cánh nhỏ, chợ nặng bóng chiều, mây đùn đùn lớp lớp như quả núi bạc. Chim và mây cứ di chuyển gợi đến hình ảnh con người có số phận hẩm hiu. Đứng trước cảnh mênh mông, họ không biết phải làm gì, cứ để cuộc đời dần trôi qua.
Cũng là bài thơ có tả cảnh sông nước, nhưng cấu tứ trong Tràng Giang khác biệt hoàn toàn. Tác giả Huy Cận dùng những hình ảnh khéo léo, cấu tứ sóng đôi khiến cho bài thơ ấn tượng hơn.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời