avatar
level icon
Khánh Ly

2 giờ trước

* viết đoạn văn kể về trải nghiệm di tích lịch sử văn hóa ( ngắn gọn ) Giúp mình với!

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Khánh Ly

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

2 giờ trước

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Vào dịp 27/7 vừa rồi, em đã có một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ cùng các bạn trong lớp. Đây là lần đầu tiên em được đến nơi này nên cảm thấy vô cùng háo hức và tò mò. Nghĩa trang mà chúng em đến nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Trên đường đi, cô giáo chủ nhiệm đã giới thiệu cho cả lớp nghe về ý nghĩa của những ngôi mộ liệt sĩ. Khi xe dừng bánh, tất cả mọi người đều bước xuống với tâm trạng nghiêm túc và thành kính. Chúng em nhanh chóng xếp thành hai hàng để tiến vào khu vực trung tâm. Tại đây, cô giáo đã thay mặt tập thể lớp dâng lên vòng hoa tươi thắm. Sau đó, từng học sinh sẽ tự tay thắp nến và hoa lên phần mộ của các anh hùng. Không khí lúc ấy thật thiêng liêng và xúc động. Em cũng đã dành thời gian để trò chuyện với bác bảo vệ - người đã gắn bó với nghĩa trang suốt nhiều năm qua. Bác chia sẻ rằng công việc của mình tuy vất vả nhưng rất đáng quý trọng. Nhờ có sự chăm sóc tận tình của bác mà các phần mộ luôn sạch đẹp, khang trang. Chuyến đi đã mang lại cho em nhiều bài học bổ ích. Em hiểu thêm về truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm của thế hệ cha ông. Đồng thời, em cũng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
Xung quanh thành phố Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Và một trong số các di tích lịch sử của Hà Nội em đã có dịp ghé thăm chính là đền Cổ Loa.Dịp Tết vừa rồi, em đã được cùng bố mẹ đến thăm khu di tích đề Cổ Loa cổ kính vào ngày đầu năm mới. Sáng Mùng 3 Tết, cả nhà cùng nhau sửa soạn để di chuyển sang huyện Đông Anh, xã Cổ Loa. Chỉ khoảng 40 phút di chuyển cả gia đình em đã tới nơi. Do không phải ngày chính hội nên khung cảnh xung quanh rất yên tĩnh, chỉ có một số du khách đến thăm quan đền đang làm thủ tục mua vé. Khung cảnh trước cổng đền rất đẹp. Giếng ngọc được bao quanh bởi một thảm cỏ xanh với những hàng cây tỏa bóng xuống mặt hồ xanh biêng biếc. Cổng chính của đền Cổ Loa vẫn còn lưu giữ được gần như toàn bộ những nét kiến trúc xưa. Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.Trong khu di tích Cổ Loa hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đền thờ tướng Cao Lỗ, am thờ công chúa Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn… Trong các đền chùa còn có nhiều hiện vật khảo cổ được khai quật trong Thành cổ như tượng đồng, mũi tên đồng và các món đồ bằng sứ, đá, được chạm khắc tinh tế.Sau khi dâng hương tưởng công lao dựng nước của các bậc tiền nhân, cầu mong bình an, cả gia đình em lại cùng đi dạo để vãn cảnh đền. Chuyến đi thăm đền Cổ Loa vào ngày Tết quả thực đã để lại cho em rất nhiều ân tượng sâu sắc. Vừa được biết thêm nhiều về lịch sử của đất nước lại được ngắm nhìn những công trình kiến trúc từ thời xa xưa khiến em thêm yêu văn hóa đất nước mình hơn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
5y42009

2 giờ trước

Khánh Ly ong lần về Hà Nội thăm ông bà gần đây nhất, em đã có dịp được đến thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, một trong những công trình kiến trúc thể hiện sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam ta từ những thế kỷ XXI. Nơi đây cũng là một trong những địa điểm vô cùng thu hút khách du lịch của Hà Nội.

Hôm ấy là thứ bảy, mùa thu ở Hà Nội rất dịu dàng và mát mẻ, cả gia đình em thuê một chiếc ô tô, để đi đến Quốc Tử Giám, sau khi mất khoảng 40 mươi phút ngồi xe thì cuối cùng em cũng được chiêm ngưỡng cái vẻ cổ kính, uy nghiêm của ngôi trường có niên đại sớm nhất Việt Nam này. Cả nhà em ai nấy cũng vô cùng hào hứng và vui vẻ, xuống xe và đi bộ dần vào bên trong, vừa đi vừa nói chuyện rộn ràng. Thứ đầu tiên khiến em ấn tượng về khu Văn Miếu chính là phần tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích rộng lớn. Khu Văn Miếu bao gồm có 4 cửa, ngăn cách khu vực ra làm 5 tầng không gian khác nhau, chúng em theo sự hướng dẫn, tiến vào từ cửa chính ở phía Nam, quang cảnh đầu tiên chúng em nhìn thấy đó chính là một hồ nước trong xanh, phẳng lặng, cây cối bên bờ xum xuê, rủ bóng dưới mặt hồ, tạo cảm giác vô cùng thư thái mát mẻ, hỏi ra thì mới biết đây gọi là hồ Văn hay còn gọi là hồ Mình Đường, hồ Giám. Bước qua khu vực hồ thì chính là cổng Văn Miếu, với với cửa hình vòm rộng lớn, phía trước có 4 trụ lớn và hai tấm bia Hạ mã. Cổng này vốn được xây bằng gạch, quét sơn trắng nhưng có lẽ do thời gian mài mòn nên phần tường gần mái đã phủ đầy rêu phong, mái gạch vốn đỏ giờ cũng ngả màu, khiến nó mang một vẻ cổ kính, lâu đời. Tiến vào bên trong chính là vườn Giám rộng lớn cây cối rợp bóng, xanh tươi và khu Văn Miếu mang đậm vẻ thâm nghiêm tĩnh mịch. Xuyên qua hết khu này là đến cổng thứ hai mang tên Đại Trung Môn, dẫn thẳng đến Khuê Văn Các, một công trình kiến trúc khá độc đáo. Với hình ảnh ngôi lầu tám mái, bốn cửa tròn, được sơn màu đỏ, lấy bốn trụ gạch vuông làm đế, được ví là nơi giao hòa hội tụ linh khí đất trời. Em phát hiện ra rằng hình ảnh của Khuê Văn Các chính là những hình chìm được in trên các tờ tiền polymer mà chúng ta hằng ngày không bao giờ để ý. Vượt qua Khuê Văn Các ta chính thức tiến vào nơi có dựng bia tiến sĩ, trong đó em khá ấn tượng với một chiếc giếng lớn hình vuông nằm ở giữa, được gọi là giếng Thiên Quang hay còn gọi là Ao Văn. Hai bên giếng là các bia Tiến sĩ lớn bằng đá xanh, mỗi tấm bia như vậy được dựng trên lưng một con rùa bằng đá, quay mặt vào giếng. Em đếm cả thảy có 82 chiếc bia đá lớn, mà để bảo vệ cho chúng khỏi mưa nắng, người ta còn dựng lên hai tòa đình vuông, với trụ được làm bằng gỗ, mái bằng ngói đỏ, còn gọi là đình thờ bia. Nghe nói rằng đến Văn Miếu sờ đầu rùa, học hành sẽ tinh thông hơn, thế nên em đã đi một vòng sờ em hơn 10 cái đầu rùa, cốt chỉ mong năm em học hành tiến bộ hơn. Bố em thấy thế chỉ biết phì cười vì sự ngây thơ của đứa con là em. 

Kết thúc chuyến thăm, cả gia đình em còn tham quan nhiều địa điểm khác nữa, nhưng có lẽ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với hình ảnh Khuê Văn Các, bia Tiến Sĩ, đầu rùa là để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc hơn cả. em mơ tưởng về một thời xa xưa nơi đây đã đến và đi biết bao nhiêu sĩ tử, đã vinh danh biết bao nhiêu tiến sĩ mà lòng bồi hồi không thôi.



Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved