20/12/2024
20/12/2024
20/12/2024
b, Xét ΔABC cân tại A có hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H nên H là trực tâm của ΔABC.
Khi đó AH là đường cao thứ ba của ΔABC.
Mà ΔABC cân tại A nên đường cao AH cũng là đường phân giác của ΔABC.
Xét ΔAFH và ΔAEH, có:
$\displaystyle \widehat{AFH} =\widehat{AEH} =90^{0}$;
AH là cạnh chung;
$\displaystyle \widehat{FAH} =\widehat{EAH}$ (do AH là đường phân giác của $\displaystyle \widehat{FAE}$).
Do đó ΔAFH=ΔAEH (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra HF=HE (cặp cạnh tương ứng).
Mà HI=HE,HK=HF nên HE=HI=HF=HK.
Vậy bốn điểm E,F,I,K cùng nằm trên đường tròn tâm H bán kính HE.
c, Tam giác AEH vuông tại E có EM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AH nên $\displaystyle EM=MA=MH=\frac{1}{2} AH$.
Do đó tam giác HME cân tại M.
Để điểm M thuộc đường tròn đi qua bốn điểm E,F,I,K thì HM=HE.
Mà tam giác HME cân tại M nên lúc này, tam giác HME là tam giác đều.
Suy ra $\displaystyle \widehat{MHE} =60^{0}$.
Tam giác AEH vuông tại E có $\displaystyle \widehat{AHE} +\widehat{HAE} =90^{0}$
Suy ra $\displaystyle \widehat{HAE} =90^{0} −\widehat{AHE} =90^{0} −60^{0} =30^{0}$.
Lại có AH là đường phân giác của ΔABC nên $\displaystyle \widehat{BAC} =2\widehat{HAE} =2.30^{0} =60^{0}$.
Khi này, ΔABC cân tại A có $\displaystyle \widehat{BAC} =60^{0}$ nên ΔABC là tam giác đều.
Vậy ΔABC đều thì điểm M thuộc đường tròn đi qua bốn điểm E,F,I,K.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
8 giờ trước
8 giờ trước
16/06/2025
Top thành viên trả lời