viết đoạn văn 200 chữ cảm nhận về tấm lòng nguyễn khuyến dành cho những người dân quê được thể hiện trong bài thơ chợ đồng

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Phương Thảo

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

6 giờ trước

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông có nhiều bài thơ hay viết về làng quê. Trong đó, "Chợ Đồng" là tác phẩm tiêu biểu. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh phiên chợ Tết ở làng quê Bắc Bộ và qua đó bộc lộ tình yêu tha thiết với quê hương của nhà thơ. Phiên chợ Tết ở làng quê thật đông vui, nhộn nhịp. Có biết bao nhiêu người đến đây để mua sắm đồ đạc chuẩn bị đón năm mới. Họ đi thành từng đoàn, vừa đi vừa trò chuyện rất rôm rả. Chợ họp trên một mảnh đất rộng. Người buôn bán bày hàng hóa ra rồi đứng bên cạnh, chờ khách đến mua. Hàng hóa ở đây đều mang đậm bản sắc của làng quê. Nào là: "Lợn, gà, gạo, đậu, hạt ngô...", nào là "Thóc, lúa, dầu, đèn nến...". Ngoài ra còn có các loại bánh kẹo, mứt tết, hoa quả,... Tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng cho phiên chợ. Khung cảnh chợ Tết hiện lên thật sống động dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của Nguyễn Khuyến. Đọc bài thơ, ta như đang được hòa mình vào không khí sôi nổi của phiên chợ quê ngày cuối năm. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương sâu nặng của ông.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
SKY

6 giờ trước

Phương ThảoNguyễn Khuyến đã có một thời gian dài gắn bó với chốn quan trường, phục vụ cho dân cho nước. Song ông sớm từ bỏ chốn danh lợi thị phi do bất mãn với chính quyền để về quê ở ẩn. Với tư cách là một người trong cuộc ông thấu hiểu với nỗi vất vả, khốn khó của người dân dưới ách áp bức của thực dân phong kiến. Bài thơ Chốn quê được sáng tác với cảm hứng như thế. Toàn bài thơ là nỗi lòng của ông về cuộc sống khốn khổ trăm đường của nhân dân, ông thương cảm, xót xa cho những cảnh bất hạnh quần quật quanh năm mà đói nghèo vẫn đeo bám.

Thật ra đề tài về cuộc sống khốn khó của người nông dân trước cách mạng tháng tám không hiếm. Phải nói rất nhiều, những tác phẩm truyện ngắn hiện thực của Nguyễn Công Hoan, Phạm Duy Tốn, những bài thơ của nhiều tác giả khác cùng thời với Nguyễn Khuyến đều đã phản ánh rất nhiều. Song đến với bài thơ Chốn quê của Nguyễn Khuyến chúng ta thấy một màu sắc rất riêng. Ông khai thác trên nền đề tài vốn đã cũ để thổi vào đó luồng gió mới. Cũng là cảnh khổ, cái đói nghèo, cái sự khốn cùng của nhân dân nhưng lại được Nguyễn Khuyến diễn tả một cách nhẹ nhàng, thấm thía. Với những thi liệu rất gần gũi, quen thuộc bài thơ đã mở ra một không khí của chốn làng quê, tuy đói nghèo nhưng vẫn không túng quẫn. Đó là cái nhìn trân trọng của nhà thơ với số phận của những người nông dân trước cách mạng:

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Những câu thơ như là ông đang nói hộ nỗi niềm của những người nông dân nghèo khổ trong xã hội. Họ như đang ngồi lại với nhau để bộc bạch sự khốn khó của mình. Đó là những cảnh nghèo vất vả trong nhiều năm, bán mặt cho đất bán lưng cho trời vẫn chẳng ăn thua nghĩa là công cốc, chả bỏ ra được gì. Bởi đâu do như vậy? Chẳng phải do người lao động không cố gắng mà vì rất nhiều lý do chủ quan và khách quan khác. Thứ nhất là do mùa màng thất bát, thời tiết không ủng hộ. Thứ hai là do thuế sưu quá nặng, thuế để nộp quan tây, thuế để nộp địa chủ. Thứ ba là công thuê mướn người làm nửa công cho đứa ở, nửa công thuê bò làm ruộng… thành thử trừ tất cả đi người nông dân chẳng còn lại là bao. Cả một mùa vất vả một nắng hai sương ngoài ruộng đồng, thứ họ nhận lại được chẳng đáng với công sức đã bỏ ra. Phép đối và liệt kê đã được sử dụng rất chuẩn chỉnh thể hiện những khó khăn chồng chất khó khăn của người lao động. Đồng thời cũng thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông của nhà thơ với những lo toan của người nông dân.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

Bốn câu thơ cuối là tiếng thở dài của người lao động. Vì cuộc sống vất vả, khốn khó nên họ đã tằn tiện tiết kiệm từng đồng hào. Bữa ăn đạm bạc chẳng có gì “sớm trưa dưa muối” để cho qua bữa, những thú vui giản dị như trầu chè cũng chẳng dám mua. Mọi thứ đã tiết kiệm hết mức có thể ấy thế mà đời sống vẫn chẳng thay đổi, chẳng khấm khá hơn được.

Câu thơ cuối khép lại bài thơ bằng một câu hỏi tu từ “Bao giờ cho biết khỏi đường lo?” đầy tâm trạng của người lao động. Bao giờ cho hết đường lo đây, nếu xã hội vẫn bất công, chế độ thực dân phong kiến vẫn đàn áp như bây giờ thì đời sống của người nông dân sẽ chẳng bao giờ tốt hơn được.

Bài thơ miêu tả cảnh sống khốn khó của người nông dân bằng ngòi bút chân thực. Nhà thơ như sống cùng với họ, thấu hiểu tâm trạng và nỗi niềm của họ, nói thay nỗi lòng của họ bằng một giọng thơ ngậm ngùi, chua xót. Qua đó chúng ta cũng hiểu thêm về con người Nguyễn Khuyến, một nhà thơ của làng quê Việt Nam, luôn sống và thấu hiểu người dân bằng tất cả tấm lòng của mình.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved