câu 1: . Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Ngôi kể thứ ba . Lời của nhân vật: - Chỗ này thanh vắng, đất thắm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy nhảy, thế mà sao ông lại lần tới đây, chẳng cũng khó nhọc lắm ư? - Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông già lánh bụi; gửi thân nơi lều tranh quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng, ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục; bạn cùng hươu nai tôm cá, quân bên là tuyết nguyệt phong hoa, đông kén mà hè đơn, nằm mái mà ngủ khói; múc khe mà uống, bới núi mà ăn, chứ có biết gì đâu ở ngoài kia là triều đại nào, vua quan nào. Lời của người kể chuyện: - Khoảng năm Khai Đại nhà Hồ... Trương Công đi mời. - Biết không phải là người thường, bèn sai quân hầu là Trương Công đi mời. - Thấy Trương đến, Tiểu Phu kinh ngạc hỏi... . Hai từ Hán Việt: Dật dân, trú dạ . Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người, đặc biệt là những người tài giỏi, đức độ. Họ luôn giữ vững khí tiết, sống thanh bạch, giản dị, tránh xa danh lợi tầm thường. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện niềm tự hào về trí tuệ, đạo đức của người xưa. e. Bài học: - Cần rèn luyện tu dưỡng đạo đức để trở thành người tốt. - Không ham hư vinh, danh lợi mà cần sống thanh bạch, giản dị.
câu 2: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện xuất sắc nhất trong tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng kháng, trung trực.
Ngô Tử Văn được giới thiệu là người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng có tính cách rất cương trực, thẳng thắn, được tác giả giới thiệu ngắn gọn nhưng chân thực sinh động bằng vài câu từ đủ để người đọc thấy được tính cách của anh chàng này. Bởi chỉ có những người ngay thẳng thì mới dám làm những việc kinh động đến quỷ thần như vậy.
Trước hết là hành động đốt đền của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, cũng xuất phát từ tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn. Không chỉ cứng cỏi, hành động đốt đền còn thể hiện sự dũng cảm của Tử Văn. Ngôi đền đó là nơi cư trú của hồn ma tên tướng giặc, đốt đền là khinh thường, xúc phạm đến vị thần linh nơi đây. Ai cũng biết thần linh rất linh thiêng, ai dám động đến thần linh mà không phải chịu hình phạt đau đớn. Nhưng Tử Văn vẫn không hề run sợ, chàng đốt đền để trừ hại cho dân, chàng dũng cảm đối mặt với hình phạt đau đớn.
Sau khi đốt đền về nhà Tử Văn cảm thấy mệt mỏi và ngất đi. Khi ấy, hồn ma tên tướng giặc đến gặp Tử Văn, khác với hình ảnh hồn ma ghê rợn trong suy nghĩ của mọi người, hồn ma này xảo trá, lấy lòng kẻ dưới. Hắn cáo buộc Tử Văn đốt đền, làm việc thất đức để trừng phạt chàng. Ban đầu Tử Văn hơi hoảng, nhưng với bản tính cứng cỏi chàng lập tức phản kháng lại, đấu lí với hồn ma ấy. Đến Diêm Vương, người nắm giữ cán cân công lí, xử phạt sai trái của con người cũng không hề có ấn tượng xấu về Tử Văn, chứng tỏ rằng hành động của chàng là hoàn toàn đúng đắn. Sau khi hiểu rõ sự tình, cuối cùng Tử Văn cũng được công lí thừa nhận. Công lí được đặt lên hàng đầu, giúp Tử Văn chiến thắng dù hắn có là kẻ đáng sợ khiến Diêm Vương cũng phải dè chừng. Chiến thắng ấy khẳng định tính cách cứng cỏi, tinh thần dân tộc vô cùng lớn của Tử Văn, chàng luôn đứng lên đấu tranh cho công lí, sẵn sàng hi sinh bản thân vì công lí, vì cuộc sống yên bình của nhân dân.
Truyện thể hiện khát vọng về công lí, mơ ước về một xã hội công bằng của nhân dân ta. Đồng thời ca ngợi những quan lại thanh liêm, chính trực, sẵn sàng bảo vệ công lí, bảo vệ nhân dân, diệt trừ cái ác, cái xấu.