Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Bất cứ những người con Việt Nam nào dù đi đâu về đâu cũng đều nhớ tới những giá trị văn hoá của dân tộc, mà trước hết là giỗ tổ Hùng Vương vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc đẹp trên núi Nghĩa Lĩnh, tức núi Hùng, thuộc xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Khởi thủy các ngôi đền này đều được làm bằng đá để thờ các vị thần núi và các vị vua Hùng. Và sau đó được tu bổ sửa sang lại bằng gỗ và cuối cùng đến đời vua Phúc Hưng thứ 4 (1735) thì được tu sửa lại bằng gạch ngói và có kiến trúc như ngày nay. Từ đó đền Hùng vẫn được các triều đại Hán Nho coi là một nơi linh thiêng và không ngừng tôn tạo.
Từ chân núi, ta sẽ bắt gặp cổng vào khu di tích đền Hùng được xây dựng khang trang. Đi tiếp vào bên trong, chúng ta sẽ bắt gặp các ngôi đền nằm ở nhiều vị trí khác nhau. Đầu tiên ta sẽ ghé thăm đền Hạ, tương truyền rằng đây là nơi bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở ra 100 người con tạo thành sức mạnh Việt Nam. Tiếp đó, ta sẽ dừng chân tại đền Trung nơi các vua Hùng tụ họp bàn việc nước và nhìn các con luyện võ, nghe tiếng chim muông. Đến với đền Thượng, người dân Việt Nam luôn tin rằng Quốc Tổ Hùng Vương và các công chúa đã ngự ở nơi đây. Một ngôi đền cũng rất linh thiêng nữa đó là đền Giếng, tương truyền rằng đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương, vấn tóc. Họ là hai người con gái của vua Hùng thứ 18, họ đẹp người đẹp nết và khi biết dùng trí tuệ để giúp dân giúp nước, họ đã được nhân dân ngưỡng mộ và lập đền thờ.
Ngoài ra, khi lên đền Hùng, chúng ta còn được thăm chùa Thiên Quang Thiền Tự. Ngôi chùa này được xây dựng vào thời nhà Trần. Trong chùa có tháp sư 5 tầng, 5 chuông nặng 20kg để tứ phương tụng kinh niệm Phật. Bên trong chùa có nhiều tượng Phật, La Hán và có cả những bức hoành phi nói về công đức của các bậc thánh hiền.
Khi leo lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, chúng ta sẽ được chứng kiến một nghi lễ vô cùng long trọng mang tên "cắt bánh chưng". Đây là một nghi lễ có từ thời vua Hùng Vương thứ 6. Bánh chưng trong lễ cắt bánh được làm rất to và nặng khoảng 5-6 kg. Bánh được cắt thành từng miếng nhỏ mời du khách tham quan thưởng thức. Ngoài ra, ở dưới chân núi cũng có bán rất nhiều bánh chưng gói nhỏ hơn để cho du khách mua về làm quà.
Vào dịp giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3, tại khu di tích đền Hùng sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động văn hoá độc đáo. Đó là những cuộc thi mang nét văn hoá riêng của dân tộc Việt Nam như thi vật, thi kéo co, thi bơi chài,... Thi kéo co thì chắc hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ gì vì nó là một trò chơi dân gian khá phổ biến ở Việt Nam và kéo dài cho tới tận bây giờ. Còn thi bơi chài thì có lẽ là nét riêng của vùng đất Phú Thọ. Bơi chài diễn ra nhằm mục đích tưởng nhớ sự việc vua Hùng thứ 18 đi săn cá và nghỉ ngơi ăn trưa ở bãi sông gần đền Hạ.
Trong những ngày lễ hội đền Hùng, chúng ta sẽ được xem màn múa rối nước - một thú vui tao nhã của nhân dân ta. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu được ra đời trong lao động, sản xuất. Múa rối nước thường được biểu diễn trong các dịp lễ, hội làng, hội xuân.
Tóm lại, đền Hùng là nơi tưởng nhớ các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Vì vậy, chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp này.