Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí. Văn của ông vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc sống, vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất nước tha thiết, nồng nàn. Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt là một sáng tác tiêu biểu cho văn phong Vũ Bàng. Đoạn trích Mùa xuân của tôi là trang văn đã thể hiện rõ cái thần của mùa xuân và tình yêu sâu nặng của tác giả đối với mùa xuân đất bắc.
Mùa xuân là mùa mà nhà văn dành trọn vẹn tình yêu thương, nỗi nhớ mong. Ông vẽ ra bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt đẹp với những dấu hiệu đặc trưng: "Đó là mùa ...ong rừng". Đó là những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của khí hậu, thời tiết và thiên nhiên miền bắc vào độ xuân sang. Nhà văn sử dụng hàng loạt những câu văn ngắn, chỉ gồm hai đến bốn âm tiết, tạo nhịp điệu rộn ràng, reo vui khi miêu tả cảnh sắc mùa xuân. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra tươi đẹp, rực rỡ, tràn ngập âm thanh, màu sắc và hơi thở nồng nàn của sự sống. Trên những trang giấy, mùa xuân cứ tươi xanh, đong đầy và vẫy gọi: "màu nước xanh", "cát vàng giòn", "lá mía trên bãi cỏ", "làn sương mỏng trắng", "hoa bưởi rụng", "hoa cam rụng"...
Đoạn văn tiếp theo sau đó, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng biệt chỉ mùa xuân mới có: "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cồ gái đẹp như thơ mộng...". Từ "tôi" được lặp lại ba lần nằm ở đầu mỗi câu văn như khẳng định cái quyền được yêu, được đắm say trước vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời. Mùa xuân ấy còn là mùa của sự hồi sinh, của mầm sống nảy nở, của sự ấm áp và hi vọng: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến".
Nhà văn nhớ về mùa xuân đất bắc sau những năm tháng xa quê hương vì nạn giặc ngoại xâm. Nỗi nhớ ấy càng trở nên da diết hơn khi mùa xuân đến, con người ta càng trở nên bồi hồi và thổn thức khi nhớ về quê hương. Trong tâm tưởng của tác giả, mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ, sum vầy bên gia đình.
Những câu văn cuối cùng, nhà văn trực tiếp bày tỏ tình cảm và nỗi nhớ nhung của mình đối với mùa xuân quê hương: "Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi bồ kham khổ, những người dân cổ đeo mực, quần đen, áo đỏ. Tôi yêu hết, tất cả nơi chôn rau cắt rốn của tôi.". Tình yêu mùa xuân hòa quyện cùng tình yêu quê hương đất nước. Hai tình yêu ấy gắn liền bên nhau, bổ sung và khiến cho nhau trở nên lớn mạnh và ý nghĩa vô cùng.
Qua đoạn trích Mùa xuân của tôi, người đọc cảm nhận được tài năng nghệ thuật của Vũ Bằng qua lối hành văn tinh tế, giàu cảm xúc. Những câu văn xuôi trúc trắc, vừa có chất nhạc, vừa có chất thơ, cốt truyện đơn giản nhưng lời thoại tự nhiên, hấp dẫn đã góp phần bộc lộ rõ phẩm chất, nhân cách của nhân vật. Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước da diết của nhà văn.