câu 1: Văn hóa đọc sách đang dần trở nên xa lạ với nhiều người trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Điều này đặt ra thách thức lớn cho chúng ta trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa đọc. Vậy văn hóa đọc là gì? Đó là thái độ của con người đối với tri thức, là kĩ năng đọc, thói quen đọc, sở thích đọc và cả sự lựa chọn sách. Đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Nó giúp chúng ta mở rộng hiểu biết, khám phá thêm nhiều điều thú vị của cuộc sống, bồi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng ước mơ,... Nhờ đọc sách, chúng ta có thể du hành tới bất kì thế giới nào chúng ta muốn: Thời xưa hay thời nay, Trái Đất hay vũ trụ xa xôi. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ trực tiếp những người nổi tiếng, những thiên tài mà chúng ta luôn ngưỡng mộ. Không chỉ vậy, đọc sách còn giúp chúng ta nâng cao năng lực tư duy và sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng hiệu quả. Sách cũng giúp chúng ta trau dồi vốn từ vựng và cải thiện khả năng viết lách. Như vậy, sách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người.
Tuy nhiên, thực tế thì sao? Nhiều người không hề có thói quen đọc sách. Họ không phân biệt được sách tốt, sách xấu, không biết cách chọn sách phù hợp. Thậm chí, họ còn coi việc đọc sách chỉ là một việc làm vô bổ, tốn thời gian. Trong khi đó, thị trường sách đa dạng nhưng chưa thật sự chất lượng, cuốn sách hấp dẫn chưa chắc đã là cuốn sách bổ ích. Bên cạnh đó, dù đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng văn hóa đọc, song các hoạt động khuyến đọc ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Các thư viện trường học, thư viện cộng đồng chưa có nhiều đầu sách hay, sách quý để phục vụ nhu cầu của người đọc. Chưa có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh văn hóa đọc trong cộng đồng. Những ngày hội đọc sách, tuần lễ văn hóa đọc gần như là khái niệm xa lạ đối với người dân Việt Nam.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn trên? Trước hết, nó bắt nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Con người ngày càng bận rộn với công việc, họ tìm đến những phương tiện nghe nhìn như tivi, radio, điện thoại, máy tính bảng... thay vì cầm trên tay một cuốn sách. Tiếp đến là do hệ thống thư viện còn lạc hậu, thiếu nguồn tài liệu phong phú, hấp dẫn. Công tác tuyên truyền, quảng bá văn hóa đọc chưa hiệu quả. Gia đình và nhà trường chưa chú trọng đúng mức vào việc hình thành thói quen đọc sách cho con trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Và cuối cùng, quan trọng nhất, là ý thức cá nhân của mỗi người. Họ không nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách hoặc thấy ngại, lười trong việc đọc sách.
Để xây dựng một nền văn hóa đọc lành mạnh, phù hợp với sự phát triển của đất nước, chúng ta cần có những giải pháp kịp thời và hiệu quả. Trước hết, cần xây dựng hệ thống thư viện hoàn chỉnh, thân thiện, thu hút người đọc. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá văn hóa đọc trong toàn xã hội. Tổ chức các hoạt động khuyến khích đọc sách như ngày hội đọc sách, thi kể chuyện, diễn kịch dựa trên nội dung sách. Phát huy vai trò của gia đình và nhà trường trong việc hình thành thói quen đọc sách cho các em nhỏ. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, đảm bảo tính chính xác và bổ ích của nội dung. Khuyến khích độc giả tham gia đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng sách. Có như vậy, việc đọc sách mới thực sự đem lại giá trị đích thực cho người đọc và toàn xã hội.
câu 2: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để có một cuộc sống độc lập, tự chủ, mỗi chúng ta đều phải tự lập. Vậy tự lập là gì? Tại sao nó lại quan trọng đối với giới trẻ?
"Tự lập" là cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Là cách sống tự làm lấy, tự lo liệu, tạo dựng cho mình một cuộc sống riêng mà không nhờ vả hay ỷ lại vào ai cả. Người có tinh thần tự lập luôn cố gắng nỗ lực bằng chính sức lực của mình, không ỷ lại vào người khác. Họ chủ động trong mọi tình huống, quyết định của bản thân không ảnh hưởng tới người khác.
Vậy tại sao tự lập lại quan trọng đối với giới trẻ? Tinh thần tự lập giúp con người tự tin hơn khi bước ra ngoài xã hội. Khi gặp bất cứ khó khăn nào trong cuộc sống, họ biết cách vượt qua mà không dựa dẫm vào người khác. Người có tính tự lập sẽ tự kiếm tiền bằng sức lao động của mình mà không cần xin tiền bố mẹ. Họ biết cách chi tiêu, sắp xếp cuộc sống một cách khoa học. Tính tự lập giúp con người rèn luyện ý chí, bản lĩnh kiên cường. Càng vượt qua nhiều thử thách, chúng ta càng tôi luyện bản thân mình. Điều này vô cùng cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như Bác Hồ, vì dân tộc và muốn thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, Bác đã tự mình tìm ra con đường mới cho cách mạng. Ở tuổi 20, Bác đã tự mình bôn ba khắp các nước trên thế giới để tìm hiểu về con người và đất nước của họ. Sau này, Bác đã tìm thấy con đường cách mạng vô sản và lãnh đạo nhân dân ta thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Người có tính tự lập sẽ trưởng thành hơn so với những người khác cùng trang lứa. Họ biết cách sắp xếp cuộc sống, chăm sóc cho bản thân. Họ cũng biết cách ứng xử, giao tiếp với những người xung quanh. Chính vì vậy, họ dễ dàng gặt hái được thành công trong cuộc sống.
Trong gia đình, nếu cha mẹ không dạy cho con cái tính tự lập thì lớn lên những đứa con sẽ chẳng làm được việc gì. Chúng sẽ trở nên yếu ớt và không thể tự lập khi rời xa vòng tay cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh vì quá yêu thương con mà khiến chúng trở nên hư hỏng. Cha mẹ sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của con cái dù là những thứ đắt đỏ nhất. Điều này khiến cho con cái luôn ỷ lại, dựa dẫm vào bố mẹ. Chúng không biết làm bất cứ việc gì vì đã có người khác làm thay. Thậm chí, nhiều đứa con thậm chí còn không biết dọn dẹp phòng của mình cho gọn gàng.
Trong trường học, nhiều học sinh vẫn còn phụ thuộc vào bố mẹ. Họ không biết tự giác học tập, hoàn thành bài tập về nhà mà luôn chờ thầy cô cho bài tập về nhà rồi chép bài mẫu. Đến giờ kiểm tra, họ sẵn sàng quay cóp hoặc trao đổi bài của bạn. Trong lớp học, họ không chú ý nghe giảng mà mải mê nói chuyện riêng.
Ngoài xã hội, những người có tính tự lập thường thành đạt sớm hơn những người khác. Bởi họ biết cách tự chủ trong mọi tình huống. Còn những người sống ỷ lại, phụ thuộc vào người khác sẽ khó có thể thành công được. Họ luôn ngại khó, ngại khổ và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
Như vậy, tính tự lập là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Đặc biệt là với thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần rèn luyện đức tính này để có thể vững vàng trên con đường đời và cống hiến được nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.