21/04/2025
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
21/04/2025
22/04/2025
nguyễn đức kiên 1. Sử dụng phương pháp viết tay
Hãy chút hết những băn khoăn, trăn trở của mình lên trang giấy. Đây là cách tốt nhất để bạn có thể cân bằng cảm xúc của bản thân thay vì cứ để cho trí não hoạt động. Hãy viết ra những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể. Điều này sẽ giúp tâm trí có trọng tâm và giảm bớt nhu cầu phải suy nghĩ quá mức.
2. Áp dụng 2 câu hỏi quyền năng
Mỗi khi đang mắc kẹt trong overthinking, bạn hãy để bản thân lần lượt trả lời 2 câu hỏi dưới đây:
#1. Việc này có liên quan đến mình hay không?
#2. Bản thân mình có quyền hạn, có năng lực can thiệp vào việc đó hay không?
3. Trò chuyện nhiều hơn
Thường xuyên gặp gỡ bạn bè, giao lưu và trò chuyện. Cách này sẽ giúp những suy nghĩ rối tung trong bạn tạm ngưng lại. Nếu overthinking gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý. Hãy nói lên những băn khoăn trăn trở của bản thân, những nút thắt khiến bạn cứ mãi mắc kẹt trong hàng tá các suy nghĩ. Họ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có các phương hướng điều trị phù hợp.
4. Duy trì lối sống lành mạnh
Hãy duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục. Hoạt động thể chất có thể giúp bạn giảm căng thẳng và tạo ra cảm giác thoải mái, giúp giảm bớt suy nghĩ quá mức. Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế sử dụng mạng xã hội. Tiếp xúc quá nhiều với thông tin tiêu cực trên mạng xã hội có thể làm tăng cường suy nghĩ quá mức.
22/04/2025
Chấp nhận suy nghĩ tiêu cực và nỗi sợ hãi
Một trong những cách để thoát khỏi Overthinking chính là bạn phải học cách chấp nhận những suy nghĩ tiêu cực đang còn tồn động trong mình. Bạn phải hiểu rõ nỗi đau của mình thì mới có thể tìm được cách giải quyết ngọn nguồn những suy nghĩ tiêu cực trong mình.
21/04/2025
Để tránh bệnh overthinking (suy nghĩ quá mức), bạn có thể áp dụng nhiều giải pháp khác nhau, tập trung vào việc thay đổi thói quen tư duy và quản lý cảm xúc. Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả:
1. Nhận thức và chấp nhận:
Nhận biết dấu hiệu: Bước đầu tiên là nhận ra khi bạn đang rơi vào vòng xoáy của overthinking. Hãy chú ý đến những suy nghĩ lặp đi lặp lại, những lo lắng không ngừng về tương lai hoặc quá khứ.
Chấp nhận cảm xúc: Đừng cố gắng đàn áp hoặc phớt lờ những cảm xúc tiêu cực. Hãy chấp nhận rằng chúng là một phần tự nhiên của cuộc sống. Việc chấp nhận giúp bạn bớt căng thẳng hơn khi đối diện với chúng.
2. Tập trung vào hiện tại:
Thực hành chánh niệm (Mindfulness): Chánh niệm là khả năng chú ý đến những gì đang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại mà không phán xét. Bạn có thể thực hành bằng cách tập trung vào hơi thở, cảm giác cơ thể, âm thanh xung quanh, hoặc các hoạt động hàng ngày như ăn uống, đi bộ.
21/04/2025
21/04/2025
nguyễn đức kiên khám bác sĩ tinh thần
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
05/05/2025
05/05/2025
04/05/2025
Top thành viên trả lời