06/05/2025
06/05/2025
06/05/2025
Đinhh Thị Hợi KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
1. Mục tiêu: Rèn luyện một số năng lực, phẩm chất của nghề giáo viên tiểu học.
2. Kế hoạch chi tiêu
Nội dung cần rèn luyện các rèn luyện Thời gian
- Kĩ năng sư phạm
Tích cực, chủ động học hỏi thêm các kiến thức liên quan đến ngành; học hỏi kinh nghiệm từ thế hệ thầy cô đi trước…
Hằng ngày
- Sự tự tin và khả năng truyền cảm hứng cho học sinh
tích cực tham gia phát biểu ý kiến; học hỏi thêm các kỹ năng, bài thuyết minh, câu nói truyền cảm hứng…
Hằng ngày
- Tính cẩn thận
chuẩn bị trước các bài giảng, nhiệm vụ hoạt động; mang theo sổ tay để ghi chép…
Hằng ngày
06/05/2025
Lập kế hoạch cho mình là quá trình bạn đưa ra các công việc phải hoàn thành trong một danh sách, sắp xếp chúng theo từng bước như thời gian hoặc mục tiêu quan trọng nhất nên thực hiện trước. Xác định rõ nên làm gì, thực hiện như thế nào và ở thời điểm nào. Việc làm kế hoạch là nối một nhịp cầu từ tình trạng hiện tại tới cái mà chúng ta mong muốn có trong cuộc sống. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của nhà quản trị doanh nghiệp, có vai trò quan trọng bởi vì nó gắn liền với việc xác định và thực hiện các chiến lược dài hạn cho tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Dưới đây là 5 bước để lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai chi tiết nhất:
Bước 1: Lập kế hoạch:
Bạn hãy dành một thời gian đủ lâu để bắt đầu viết ra giấy các mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được, sau đó phân loại chúng theo thứ tự ưu tiên nhất, xem mục tiêu nào được và không được, mục tiêu nào cần hoàn thành trước và mục tiêu nào phải làm sau. Để có thêm động lực mạnh mẽ hơn nữa cho việc hoàn thành, bạn nên tìm hiểu xem lý do khiến bạn phải làm điều này là như thế nào? Điều quan trọng nhất đó chính là biết rõ bản thân thực sự cần gì và có thể làm được những gì trong tương lai. Nó sẽ là nền tảng vững chắc nhất để bạn vượt lên mọi khó khăn khi thực hiện điều gì đó không từ bỏ. Hãy bắt đầu phác hoạ rõ nét bức tranh thành công khi đạt được và đề ra kế hoạch chi tiết để làm được điều đó. Mặc dù, thời gian dự tính hoàn thành sẽ bị điều chỉnh do ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau nhưng kế hoạch vẫn là công cụ giúp bạn từng bước tiến sát và thành công hơn nữa.
Bước 2: Xác định mục tiêu ngắn hạn và lâu dài:
Nếu thời gian thực hiện của bạn quá dài 4, 5 năm sẽ khiến bạn nhanh chóng chán nản và mệt mỏi, thậm chí là mất phương hướng vì không có khung thời gian cụ thể để hoàn thành kế hoạch ngắn hạn do có quá nhiều biến động, thay đổi. Vì vậy, việc cụ thể hoá những gì phải thực hiện là càng cụ thể càng tốt. Khi bạn đã thiết lập các mục tiêu rõ ràng, có được bức tranh tốt, bạn nên chia kế hoạch lớn của mình ra những phần nhỏ hơn với thời gian ngắn hơn. Ví dụ: kế hoạch của bạn có thời hạn là 5 năm, nên chia các phần công việc theo từng năm một, và mỗi năm sẽ chia đều ra theo 12 tháng. Việc chia nhỏ thời gian thực hiện sẽ cho bạn biết những nhiệm vụ quan trọng và cụ thể nào có vai trò vô cùng lớn trong việc khích lệ, tạo niềm cảm hứng nhiều hơn nữa đối với bạn. Việc làm này rất có ích khi chiến lược của bạn rõ ràng hơn, đi từ các mục tiêu nhỏ đến đạt được mục tiêu lớn bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ và thành công hơn.
<iframe class="ql-video" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>
Bước 3: Chọn người mà bạn mong muốn trở thành:
Khi đã xây dựng xong mục tiêu rõ ràng, bạn cần tìm hiểu về hình mẫu đó, bởi vì ở trong bất cứ gia đình nào cũng sẽ có người thân đã đi trước, bạn nên tham khảo rất nhiều nguồn khác nhau: bố mẹ, ông bà, anh chị em, cô chú,.... Những người đã có kinh nghiệm về lĩnh vực mà bạn mong muốn. Hãy lựa chọn những người bạn đánh giá cao nhất và tìm hiểu hướng đi của họ. Điều đó, sẽ gợi ý cho bạn hướng đi đúng và rút ngắn thời gian tìm hiểu những thông tin mà không đi vào thực tiễn, vừa mất công sức vừa tốn thời gian. Song song đó, bạn sẽ loại bỏ bớt đi những trở ngại và đạt được thành công dễ dàng hơn.
Bước 4: Linh hoạt trong kế hoạch:
Không phải mục tiêu nào đặt ra cũng hoàn thành theo đúng thời gian dự kiến 100%, bởi vì cuộc sống luôn biến đổi, chúng ta không lường trước được những gì sẽ xảy đến. Vì thế, trước khi làm điều gì, bạn nên dành chút thời gian để hình dung về vấn đề mình sẽ gặp phải, nếu bạn thật sự hiểu được các trở ngại đó thì hãy bắt tay thực hiện nó. Điều đó không chỉ giúp bạn chuẩn bị sẵn tinh thần khi phải đối mặt với sự cố hoặc thất bại mà còn giúp bạn vơi bớt những rối trí và lo lắng. Tinh thần của bạn sẽ sớm được vực dậy nhanh chóng nếu hiểu được vấn đề và linh hoạt thay đổi mục tiêu của mình sao cho phù hợp nhất, điều đó là cơ sở giúp bạn có hướng đi mới tốt hơn.
Bước 5: Tạo môi trường tích cực và năng động:
Sau 4 bước trên, đây là bước rất khó khăn, vì khi thực hiện mục tiêu của riêng mình, ngoài sự thiện chí có được, bạn sẽ gặp không ít các phản hồi trái chiều từ phía bản thân, gia đình hay bạn bè xung quanh. Bởi mỗi người sẽ có những cái nhìn và quan điểm khác nhau, đôi khi những phản hồi tiêu cực ấy lại xuất phát từ việc họ không đủ khả năng, sự tự tin hay tầm nhìn để thấu hiểu hết những điều bạn nghe được. Vì vậy, việc lựa chọn chia sẻ bản kế hoạch của bạn với ai cũng rất cần thiết mà điều cốt yếu là phải đặt lòng tin ở bản thân và biết rõ rằng mình sẽ không bị dao động trước những lời phê bình tiêu cực từ người khác. Hãy tạo cho bản thân một môi trường tích cực, thường xuyên gặp gỡ với những người đang không ngừng nỗ lực theo đuổi đam mê, có chung chí hướng và có thể thấu hiểu về bạn thì đó sẽ là nguồn động viên lớn lao.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
05/07/2025
02/07/2025
Top thành viên trả lời