Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt thường có những cảm xúc nhẹ nhàng sâu lắng, những trải nghiệm suy tư về cuộc đời và thế sự. Một trong những bài thơ đặc sắc nhất của ông chính là Mẹ. Bài thơ đã khắc họa được tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả mà gần gũi, giản dị. Đoạn trích trên nằm ở khổ đầu tiên của bài thơ, đã tái hiện chân thực hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ vì mưu sinh, đồng thời bộc lộ nỗi nhớ thương da diết cùng lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ.
Hình ảnh người mẹ xuất hiện gắn liền với những công việc quen thuộc hàng ngày: gánh nặng, tảo tần nuôi con khôn lớn. Dù công việc bận rộn suốt ngày đêm, nhưng mẹ vẫn luôn nghĩ về con, lo lắng cho con. Hình ảnh người mẹ hiện lên lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, đó cũng là hình ảnh chung của những người mẹ Việt Nam. Nhà thơ đã sử dụng từ láy "lận đận" kết hợp với cụm danh từ "bể cạn non mòn", thành ngữ "một nắng hai sương" nhằm nhấn mạnh vào cuộc đời khó khăn, gian truân, vất vả của mẹ. Đôi quang gánh trĩu nặng trên vai mẹ trong những ngày nắng chang chang hay trong cơn mưa tầm tã. Thế nhưng, dù mệt nhọc, vất vả, đôi quang gánh ấy vẫn in hằn dấu vết thời gian, vẫn cùng mẹ bươn chải cuộc sống. Từ "thập thững" diễn tả bước chân mẹ không vững chãi, chắc chắn khi đi lại, gợi ra dáng vẻ mệt mỏi, nhọc nhằn của mẹ sau một ngày làm việc vất vả. Cụm từ "đi trọn kiếp người" chỉ cuộc đời mẹ dành hết cho con, đồng thời còn khẳng định tình yêu thương con vô bờ bên, sự hy sinh thầm lặng của mẹ. Như vậy, chỉ bằng vài nét chấm phá, tác giả đã phác họa bức chân dung người mẹ giàu sức gợi cảm, khiến người đọc vừa cảm động vừa xót xa.
Qua đoạn trích trên, Bằng Việt muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp giá trị về tình mẫu tử. Mỗi người con cần biết ơn, trân trọng và yêu thương mẹ nhiều hơn.