Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Thơ ông giàu chất hiện thực và vẻ đẹp của người lính cách mạng, mang đậm bầu sữa mẹ quê hương. Đồng chí được coi là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội giản dị, thiêng liêng.
Mở đầu bài thơ, tác giả Chính Hữu gợi mở ra hình ảnh những người lính đến từ những vùng quê khác nhau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Từ "tôi" mở đầu cho dòng thơ gợi lên cái chất xâu lắng, trữ tình của tình đồng chí. Hai câu thơ đầu tiên với cấu trúc câu thơ sóng đôi, đối ứng với nhau, gợi ra sự tương phản trong xuất thân của hai người lính. Họ đến từ những miền quê khác nhau, anh đến từ vùng đồng bằng "nước mặn đồng chua", tôi đến từ vùng đồi núi "đất cày lên sỏi đá". Xuất thân là vậy, nhưng ở họ còn giống nhau bởi cùng chung hoàn cảnh, lí tưởng chiến đấu: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu". Trong những ngày tháng vào sinh ra tử, họ luôn kề vai sát cánh, chiến đấu hiên ngang, dũng cảm, cùng nhau trải qua bao gian nan, vất vả mà không hề lùi bước. Chính những điểm chung ấy đã trở thành sợi dây gắn kết khiến họ từ "đôi người xa lạ" trở thành "đôi tri kỷ", tình cảm ngày càng thắm thiết, bền chặt.
Không chỉ vậy, cơ sở hình thành tình đồng chí còn được nảy nở từ chung một hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Những người lính ấy khi nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ quyết định nhường lại hậu phương cho tiền tuyến. Từ "mặc kệ" trong câu thơ thứ nhất đã nói lên điều đó. Mặc kệ gió lung lay cả ngôi nhà của mình, mặc kệ bao gian khổ đang chờ phía trước, họ vẫn quyết tâm ra trận cầm chắc tay súng, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Ở nơi chiến trường, những người lính phải chịu đựng bao khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: sốt rét rừng, da xanh, tóc rụng, trọng lượng chỉ còn lại ba mươi bốn ki-lô-gam. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn lạc quan, tươi cười, sẵn sàng chiến đấu vì tương lai phía trước.
Tình đồng chí, đồng đội còn là sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn, niềm vui, nỗi buồn cùng chung nhau gánh vác. Đó là sự cảm thông, thấu hiểu sâu xa về hoàn cảnh, tâm tư, nỗi lòng của nhau:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Trong những đêm đông giá lạnh nơi núi rừng Việt Bắc, những người lính đứng canh gác cạnh bên nhau, "đầu súng trăng treo". Câu thơ gợi ra một hình ảnh tuyệt đẹp. Người lính trong lúc trực gác giữa đêm khuya thanh vắng, trên bầu trời có ánh trăng soi, mũi súng chạm vào nhau kêu "rít" như treo lên ngọn cây. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn thể hiện cho mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên không bao giờ tách rời con người, ngược lại luôn đồng hành và dõi theo con người.
Bằng ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng cùng giọng điệu tâm tình như kể chuyện, Chính Hữu đã phác họa thành công tình cảm đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Qua đó, giúp chúng ta thêm yêu quý, trân trọng những người lính hơn.
Có thể khẳng định rằng, "Đồng chí" là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đã góp phần tạo nên tên tuổi của Chính Hữu trong lòng độc giả.