Câu 1
Câu 1 (trang 21 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
Phương pháp giải:
Cần đọc kĩ đoạn mở đầu, sau đó trả lời bằng cách nêu các sự việc liên quan đến gia đình chị Dậu (anh Dậu đã tỉnh, sắp ăn cháo, phải trốn đi để tránh bị trói, bị đánh; nhà vẫn chưa có đủ tiền để nộp. Nếu anh Dậu bị chúng hành hung thì khó mà sống được,...)
Lời giải chi tiết:
- Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào:
+ Gia cảnh nhà chị Dậu cùng đường: bán con, bán chó, bán gánh khoai, chạy vạy tiền nộp sưu cho chồng và người em chồng đã chết.
+ Người chồng đau ốm tưởng chết, lại bị đánh đến ngất đi do thiếu sưu thuế.
+ Bọn tay sai sấn sổ xông vào đòi đánh trói anh Dậu.
⟹ Tình thế nguy khốn, cùng đường.
Câu 2
Câu 2 (trang 22 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?
Phương pháp giải:
Em hãy chú ý hành động sầm sập tiến vào, gõ đầu roi, thét, lời của cai lệ (gọi anh Dậu là thằng, xưng là ông), y quát ngắt lời chị Dậu (giọng chửi bới, hách dịch), đấm chị Dậu, sấn đến định trói anh Dậu,... Từ đó nói về bản chất của tên cai lệ và sự miêu tả của tác giả về nhân vật này.
Lời giải chi tiết:
- Cai lệ: là cai cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường, tay sai chuyên đánh người là "nghề" của hắn.
- Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu:
+ Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.
+ Xưng hô xấc xược "ông - thằng".
- Bản chất hung bạo, dữ tợn: trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.
⟹ Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh "nhà nước", "phép nước".
Câu 3
Câu 3 (trang 23 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?
Phương pháp giải:
- Em hãy đọc lại văn bản. Chú ý sự mềm mỏng, lễ phép của chị Dậu, sự run run, xám mặt và việc cự lại bằng lời (từ gọi ông chuyển sang gọi mày), tiếp đến cự lại bằng hành động đánh cai lệ và người nhà lí trưởng.
- Trên cơ sở hiểu rõ tình thế của chị Dậu, hãy nêu nhận xét về tính cách của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
* Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:
- Ban đầu chị sợ hãi, nên lễ phép xưng cháu với hắn và gọi bằng ông.
- Khi tên cai lệ hung hãn và đáp lại lời cầu khẩn của chị một cách phũ phàng, hắn còn "cứ sấn đến để trói anh Dậu" thì chị "tức quá không thể chịu được" đã "liều mạng cự lại". Chị dùng lí lẽ phân trần, nói lí lẽ tự nhiên "chồng tôi đau ốm... hành hạ" ⟶ xưng hô "tôi" – "ông" ngang hàng, cứng rắn, cảnh cáo kẻ ác.
- Cuối cùng trước sự hung hãn, đểu cáng đến tột cùng của tên cai lệ, chị vô cùng phẫn nộ, xưng bà - mày với tên tay sai mất nhân tính.
- Sau đó chị quật ngã tên tay sai "ngã chỏng quèo", phản ứng hết sức dữ dội, quyết liệt.
*Nhận xét về tính cách chị Dậu: Sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu do uất ức, phẫn nộ, căm tức. Hành động của chị tự phát nhưng bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí.
Câu 4
Câu 4 (trang 23 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ được đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Tức nước vỡ bờ" (nghĩa đen, nghĩa bóng). Nghĩa bóng là sự việc dồn nén quá thì sẽ gây ra sự phản ứng mạnh mẽ, vượt ra khỏi ngưỡng thông thường. Chị Dậu mềm mỏng, van lơn nhưng lại bị đánh, bị đe dọa đánh và trói chồng chị đang đau ốm. Không chịu nổi sự làm tình làm tội, chị đã chống cự lại quyết liệt.
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề: Tức nước vỡ bờ:
+ Nghĩa đen: Nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ.
+ Nghĩa bóng: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.
- Cách đặt như vậy vô cùng thỏa đáng, vì:
+ Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.
+ Tên nhan đề có ý nghĩa: khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.
Câu 5
Câu 5 (trang 24 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy chứng minh nhận xét của nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo".
Phương pháp giải:
- Em hãy đọc lại đoạn trích, chú ý rằng tuyệt khéo là một lời khen.
- Sự tuyệt khéo được thể hiện qua:
+ Tạo dựng tình huống
+ Miêu tả nhân vật cai lệ, chị Dậu.
+ Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Tạo dựng tình huống truyện: tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt ở nông thôn trước cách mạng.
- Miêu tả tính cách nhân vật rõ nét:
+ Cai lệ: thô lỗ, đểu giả, hung ác, không chút tình người.
+ Chị Dậu: khi mềm mỏng tha thiết, khi đanh đá, dữ dội. Diễn biến tâm lí bất ngờ, tự nhiên, hợp lí.
- Diễn biến tâm lí nhân vật:
+ Ngôn ngữ đặc sắc: lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng một cách chân thật, tự nhiên, mang tính khẩu ngữ.
+ Đoạn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo.
⟹ Đoạn "tuyệt khéo" trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.
Câu 6
Câu 6 (trang 25 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn". Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân.
Phương pháp giải:
- Ở đây, cụm từ "xui người nông dân nổi loạn" được hiểu là: khích lệ, khuyến khích người nông dân nổi dậy chống lại sự áp bức, bất công của bọn thống trị.
- Đoạn trích chỉ miêu tả tên cai lệ và người nhà lí trưởng, nhưng chúng đã buộc chị Dậu phải phản kháng bằng lời, rồi phản kháng bằng hành động đánh trả. Ngô Tất Tố đã ngầm đồng tình với hành động phản kháng của chị Dậu. Đây chính là sự thể hiện rõ nhận định của Nguyễn Tuân.
Lời giải chi tiết:
- Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.
- Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.
- Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.
- Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.
Bài 14. Đông Nam Á - đất liền và hải đảo
Chủ đề 2. Một số hợp chất vô cơ. Thang pH
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 1
Đề thi giữa kì 2
Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8