Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 122 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về một trong năm văn bản trên
Phương pháp giải:
- Lựa chọn và tìm hiểu một trong năm văn bản trên.
- Nêu hiểu biết của em về một văn bản em đã chọn theo các ý sau:
+ Khái niệm
+ Nội dung
+ Đối tượng áp dụng
Lời giải chi tiết:
*Luật dân sự
- Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.
- Nội dung: Luật dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có nhiều chế định khác nhau như: chế định tài sản và quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi.về tài sản không có căn cứ pháp luật; chế định thực hiện công việc không có ủy quyền; chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định thừa kế; chế định chuyển quyền sử dụng đất; chế định quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Mỗi chế định của luật dân sự đều có những nguyên tắc riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản và có những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó.
- Đối tượng áp dụng: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi trang 123 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy quan sát sơ đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.
Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố nào? Cho ví dụ minh họa từng yếu tố.
Phương pháp giải:
- Quan sát sơ đồ và nêu những yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật.
- Tìm hiểu, liên hệ thực tiễn, lấy ví dụ minh họa cho từng yếu tố.
Lời giải chi tiết:
- Hệ thống pháp luật cấu thành từ ba yếu tố: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.
- Ví dụ minh họa:
+ Quy phạm pháp luật: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999).
+ Chế định pháp luật: ngành luật Dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả... Ngành luật Hình sự có các chế định như các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân...
+ Ngành luật: Bộ luật Dân sự, bộ luật Kinh tế, bộ luật Hình sự,…
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi trang 124 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy quan sát bảng dưới đây và trả lời câu hỏi
- Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu ngành luật và đó là những ngành luật nào?
- Em có những hiểu biết gì về một trong các ngành luật kể trên?
Phương pháp giải:
- Quan sát bảng và trả lời số lượng ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Quan sát bảng và liệt kê các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Lựa chọn 1 ngành luật và nêu hiểu biết của em về ngành luật đó.
Lời giải chi tiết:
- Hệ thống pháp luật Việt Nam có 12 ngành luật: Luật Hiến pháp, luật Hành chính, luật Hình sự, luật Tố tụng hình sự, luật Dân sự, luật Tố tụng dân sự, luật Hôn nhân và gia đình, luật Kinh tế, luật Tài chính, luật Ngân hàng, luật Đất đai, luật Lao động.
- Hiểu biết về luật Hình sự:
+ Bộ luật hình sự là đạo luật hoàn chỉnh bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó.
+ Đối tượng của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
+ Nhiệm vụ: bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Đó là, bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa; là công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Khám phá 3
Trả lời câu hỏi trang 124 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy quan sát bảng, đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi.
Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được cấu trúc như thế nào?
*Tình huống
- Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?
- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?
Phương pháp giải:
- Quan sát bảng và nêu cấu trúc của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.
- Đọc tình huống và trả lời em đồng ý với ý kiến của A hay B. Giải thích lí do vì sao lại đưa ra câu trả lời như vậy.
- Lập bảng phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật theo các tiêu chí sau:
+ Khái niệm
+ Thẩm quyền ban hành
+ Nội dung
+ Hình thức tên gọi
+ Phạm vi áp dụng
+ Cơ sở ban hành
+ Thời gian có hiệu lực
Lời giải chi tiết:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được cấu trúc như sau:
+ Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành.
+ Hiến pháp chia thành các Bộ Luật, Luật và Nghị quyết.
+ Bộ Luật sẽ đưa ra các pháp lệnh, Luật sẽ đưa ra các Nghị quyết, Nghị quyết sẽ có những Nghị quyết liên tịch.
+ Tất cả các pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết liên tịch đều được Chủ tịch nước đưa ra thành lệnh hoặc quyết định và được Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận thành các Quyết định rồi được Hội đồng Thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao đưa ra dưới dạng Nghị quyết.
+ Nghị quyết này được phổ biến thành các Thông tư do các cơ quan có thẩm quyền thông qua.
+ Tất cả các Thông tư này sẽ được Hội đồng nhân dân các cấp thông qua và tiếp nhận thành những Nghị quyết và Quyết định.
- Em đồng ý với ý kiến của B vì văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật, bởi nó chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.
- Phân biệt:
Tiêu chí | Văn bản quy phạm pháp luật | Văn bản áp dụng pháp luật |
Khái niệm | Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. | Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước. |
Thẩm quyền ban hành | Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. | Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể. |
Nội dung ban hành | Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực. | Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì. Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao. |
Hình thức tên gọi | Có quy định các hình thức. | Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện. |
Phạm vi áp dụng | Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định. | Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản |
Cơ sở ban hành | Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật. | Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật |
Thời gian có hiệu lực | Lâu dài. | Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc. |
Khám phá 4
Trả lời câu hỏi trang 126 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy quan sát hành vi được mô tả trong các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi.
Học sinh trung học phổ thông nên có thái độ như thế nào đối với những hành vi vi phạm pháp luật?
Phương pháp giải:
- Quan sát hành vi trong mỗi bức tranh kết hợp liên hệ bản thân, nêu thái độ nên có của học sinh trung học phổ thông đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
Lời giải chi tiết:
- Thái độ nên có của học sinh trung học phổ thông đối với những hành vi vi phạm pháp luật: Kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm pháp luật; báo cáo ngay với cấp cấp chính quyền khi chứng kiến những hành vi vi phạm pháp luật; chấp hành đúng các quy định của pháp luật để không vướng vào những hành vi vi phạm pháp luật
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi trang 127 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: : Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai. Vì sao?
Phương pháp giải:
Đưa ra quan điểm đúng hay sai với từng nhận định. Giải thích lí do vì sao lại đưa ra quan điểm đó
Lời giải chi tiết:
a – Đây là nhận định sai vì chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại.
b – Đây là nhận định sai vì hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật chứ không phải hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
c – Đây là nhận định đúng vì cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật gồm quy phạm pháp luật, các chế định luật và ngành luật.
đ – Đây là nhận định sai vì hương ước, tập quán là một loại quy phạm xã hội tồn tại song hành cùng nhiều loại quy phạm xã hội khác như pháp luật, đạo đức, tín điều tôn giáo… nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi trang 128 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy xác định văn bản quy phạm pháp luật trong các văn bản dưới đây:
Phương pháp giải:
- Căn cứ vào khái niệm các loại văn bản pháp luật, xác định các văn bản pháp luật đã cho ứng với loại văn bản quy phạm pháp luật nào:
+ Văn bản áp dụng pháp luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật
Lời giải chi tiết:
a – Văn bản áp dụng pháp luật
b – Văn bản áp dụng pháp luật
c – Văn bản quy phạm pháp luật
d – Văn bản áp dụng pháp luật
đ – Văn bản quy phạm pháp luật
e – Văn bản áp dụng pháp luật
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi trang 128 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
- Em có nhận xét gì về quan điểm của A và B?
- Những hành vi nào của học sinh trung học phổ thông mà em cho là vi phạm pháp luật? Theo em, để hạn chế những hành vi này, học sinh cần nâng cao ý thức pháp luật của mình bằng những hoạt động nào?
Phương pháp giải:
- Đọc tình huống, xác đinh quan điểm của A và B và đưa ra ý kiến nhận xét về những quan điểm ấy.
- Liên hệ bản thân, nêu một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh trung học phổ thông.
- Liên hệ bản thân, nêu những hoạt động để nâng cao ý thức pháp luật của mình nhằm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật.
Lời giải chi tiết:
- Quan điểm của A và B rất đúng khi cho rằng vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật. Mọi công dân đều phải có ý thức tuân thủ theo đúng pháp luật.
- Một số hành vi của vi phạm pháp luật của học sinh trung học phổ thông:
+ Than gia và tổ chức đánh bài ăn tiền
+ Tham gia giao thông không có mũ bảo hiểm
+ Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông
+ Tham gia nói xấu, đăng tin sai lệch về Đảng và Nhà nước
- Những hoạt động giúp học sinh nâng cao ý thức pháp luật:
+ Tham gia các buổi tuyền truyền do trường và địa phương tổ chức về Tìm hiểu pháp luật.
+ Tham gia các cuộc thi do trường tổ chức về Tìm hiểu và áp dụng luật trong cuộc sống.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi trang 128 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy sưu tầm từ 3 đến 5 văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng văn bản.
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu thông tin và liệt kê 3 đến 5 văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
- Tìm hiểu và xác định cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Một số văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục:
+ Luật Giáo dục
+ Luật Giáo dục đại học
+ Luật Giáo dục nghề nghiệp
+ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh
+ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
- Ví dụ về Luật Giáo dục 2019
+ Cơ quan ban hành: Quốc hội
+ Mục đích ban hành: Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
+ Đối tượng và phạm vi áp dụng: Luật này quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.
Luyện tập 5
Trả lời câu hỏi trang 128 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy thiết kế một sản phẩm có nội dung văn bản pháp luật Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Lựa chọn nội dung sản phẩm: có nội dung văn bản pháp luật Việt Nam.
- Lựa chọn hình thức sản phẩm: tranh vẽ, áp phích, banner,…
- Thực hiện thiết kế sản phẩm theo nội dung và hình thức đã chọn.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Hình thức: tranh vẽ, áp phích, banner,…
Hình 1 – Tranh vẽ về an toàn giao thông đường bộ
Tranh 2 – Banner về Luật Tố tụng Dân sự
Unit 9: Consumer society
Chương 10: Địa lí các ngành kinh tế
Chương 4. Hệ thức lượng trong tam giác
Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858)
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10