Đề bài
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là
A. 3. B. 15. C. 14. D. 13.
Câu 2: Trong tự nhiên Cu có hai đồng vị: \({}_{29}^{63}Cu;{}_{29}^{65}Cu\) . Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Thành phần % về khối lượng của \({}_{29}^{63}Cu\) trong CuCl2 là giá trị nào dưới đây? Biết MCl=35,5.
A. 73,00 % B. 27,00%. C. 32,33%. D. 34,18 %.
Câu 3: Số nguyên tố thuộc chu kỳ 3 là
A. 8. B. 18. C. 32. D. 50.
Câu 4: Khi cho 3,36 g một kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm I tác dụng với nước thì có 0,48 g khí H2 thoát ra. Vậy kim loại trên là
A. Li. B. Na. C. K D. Ca.
Câu 5: Số proton và neutrpn trong hạt nhân nguyên tử \({}_{92}^{235}U\)lần lượt là:
A. 92 và 143. B. 92 và 235. C. 235 và 92. D. 143 và 92
Câu 6: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. tăng theo chiều tăng của tính kim loại.
D. A và C đều đúng
Câu 7: Cho nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 18, vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là
A. Ô số 18, chu kì 3, nhóm VIIIA
B. Ô số 18, chu kì 3, nhóm VA.
C. Ô số 18, chu kì 4, nhóm IIA.
D. Ô số 18, chu kì 3, nhóm IIA.
Câu 8: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi;
(2) Bán kính nguyên tử;
(3) Tính kim loại – phi kim;
(4) Tính axit – bazơ của hợp chất hiđroxit.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A là
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 9: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s.
B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d
D. Nguyên tố f
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong tất cả các nguyên tử, số proton bằng số nơtron
B. Những nguyên tử có cùng số khối thuộc cùng một nguyên tố hóa học
C. Hạt nhân của tất cả các nguyên tử đều có proton và nơtron.
D. Nguyên tố M có Z = 11 thuộc chu kì 3 nhóm IA.
Câu 11: Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?
A. Hóa trị cao nhất với oxi.
B. Tính kim loại và tính phi kim.
C. Nguyên tử khối.
D. Số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 12: Cation M+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vậy M là nguyên tố:
A. Ở chu kỳ 3, nhóm IIIA.
B. Ở chu kỳ 2, nhóm IIIA
C. Ở chu kỳ 3, nhóm IA.
D. Ở chu kỳ 2, nhóm IIA.
Câu 13: Cho các phát biểu sau về các nguyên tố nhóm A, hãy chọn phát biểu sai ?
A. Electron cuối cùng phân bố trên phân lớp s hoặc p.
B. Số thứ tự nhóm nhóm A bằng số electron ngoài cùng.
C. Electron hóa trị bằng electron ngoài cùng.
D. Electron cuối cùng phân bố trên phân lớp d hoặc f.
Câu 14: Oxit cao nhất cuả nguyên tố R là RO2, trong hợp chất khí của R với hiđro có 25% hiđro về khối lượng. R là
A. C. B. Si. C. N. D. S.
Câu 15: Nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm VA có số electron lớp ngoài cùng là
A. 4. B. 3 C. 5. D. 1.
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm) Nguyên tố X có 2 đồng vị là A và B. Đồng vị A có tổng số hạt cơ bản là 54, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 3 hạt. Tổng số hạt cơ bản trong đồng vị B ít hơn trong hạt A là 2 hạt.
a) Tính số khối của mỗi đồng vị
b) Tìm nguyên tử khối trung bình của X. Biết tỉ lệ số nguyên tử của đồng vị A và B là 1: 3
c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của đồng vị A có trong CaX2 biết Ca = 40
Câu 2 (2,5 điểm) Nguyên tử của nguyên tố Z có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron trên các phân lớp p.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y và cho biết X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?
b) Xác định vị trí của X, Y trong BTH
c) Viết công thức phân tử oxide cao nhất, công thức hydroxide tương ứng của X và Y, Cho biết tính chất của các hợp chất đó.
d) So sánh tính phi kim của đơn chất Y với Sulfur (Z = 16) . Giải thích
(Cho ZMg = 12; ZCl = 17)
-------- Hết --------
Đáp án
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | D | A | A | D | D | A | C | B | D | C | C | D | A | C |
Lời giải chi tiết
Câu 1:
R có 3 lớp electron và có 3 electron lớp ngoài cùng
-> Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1
-> Số electron = Z = 13
-> Đáp án D
Câu 2:
Gọi x là số % đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\)
-> Số % đồng vị \({}_{29}^{65}Cu\)là 100 – x
Áp dụng CT tính nguyên tử khối trung bình:
\(\begin{array}{l}\overline {{A_{Cu}}} = \frac{{63.x + 65(100 - x)}}{{100}} = 63,54\\ = > x = 73\% \end{array}\)
% đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\): 73 % và % đồng vị : 27%
Giả sử có 1 mol CuCl2
=> số mol 63Cu = 73%.1 = 0,73 mol
\(\% {m_{{}^{63}Cu}} = \frac{{{m_{{}^{63}Cu}}}}{{{m_{CuC{l_2}}}}}.100\% = \frac{{0,73.63}}{{1.(63,54 + 35,5.2)}}.100 = 34,18\% \)
-> Đáp án D
Câu 3:
Đáp án A
Câu 4:
Gọi kim loại cần tìm là X
PTHH: 2X + 2H2O → 2XOH + H2
\({n_{{H_2}}} = \frac{{0,48}}{2} = 0,24\)(mol)
Theo PTHH: \({n_X} = 2{n_{{H_2}}} = 2.0,24 = 0,48\)(mol)
=> \(\frac{{3,36}}{{{M_X}}} = 0,48 = > {M_X} = 7\)
-> X là Li
-> Đáp án A
Câu 5:
Kí hiệu nguyên tử: \({}_{92}^{235}U\)
-> số proton = 92 và A = 235
-> Số neutron = A – P = 235 – 92 = 143
-> Đáp án D
Câu 6:
Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính các nguyên tố tăng dần và tính kim loại cũng tăng dần
-> Đáp án D
Câu 7:
X có Z = 18 -> Cấu hình: 1s22s22p63s23p6
X có 3 lớp electron -> chu kì 3
Số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng = 8
Electron cuối cùng điền vào phân lớp p -> Nguyên tố nhóm A
-> Vị trí: ô số 18, chu kì 3, nhóm VIIIB
-> Đáp án A
Câu 8:
Trong một nhóm, các tính chất 1, 3, 4 biến đổi tuần hoàn
-> Đáp án C
Câu 9:
a) Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của R cần tìm
Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố R là 40
→ P + N + E = 40 (1)
số nơtron nhiều hơn số proton là 1
→ N – P = 1 (2)
Mà P = E (3)
Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 13 và N = 14
-> Cấu hình electron của R : 1s22s22p63s23p1
Electron cuối cùng của R điền vào phân lớp p -> R là nguyên tố p
-> Đáp án B
Câu 10:
A sai vì trong các nguyên tử số P = E
B sai vì Những nguyên tử có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hóa học
C sai vì còn TH nguyên tố Hydrogen không có neutron
D đúng vì:
Z = 11 -> Cấu hình electron: 1s22s22p63s1
-> Đáp án D
Câu 11:
Đáp án C
Câu 12:
Cation M+ có cấu hình electron 1s22s22p6
-> M+ có số electron là: 10
M → M+ + e
=> Số electron của M là 11
=> ZM = 11 -> Cấu hình electron: 1s22s22p63s1
Vị trí của M: chu kì 3, nhóm IA
-> Đáp án C
Câu 13:
Nguyên tố nhóm A gồm các nguyên tố s và p
-> Đáp án D
Câu 14:
Oxit cao nhất cuả nguyên tố R là RO2
-> R thuộc nhóm IVA
-> CT của R với hydrogen có dạng: RH4
Trong hợp chất khí của R với hydrogen có 25% hiđro về khối lượng
=> \(\frac{{4.1}}{{R + 4}}.100 = 25\)
=> R = 12
=> R là Carbon (C)
-> Đáp án A
Câu 15:
Với các nguyên tố nhóm A
Số thứ tự nhóm = số electron lớp ngoài cùng
-> các nguyên tố thuộc nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng
-> Đáp án C
II. Tự luận
Câu 1:
a) Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của đồng vị A
Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố R là 54
→ P + N + E = 54 (1)
số nơtron nhiều hơn số proton là 1
→ N – P = 3 (2)
Mà P = E (3)
Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 17 và N = 20
B và A là 2 đồng vị -> A và B có P = E = 17
Mà tổng số hạt cơ bản trong đồng vị B ít hơn trong hạt A là 2 hạt.
=> Số neutron trong B là 18
=> Số khối của B = 17 + 18 = 35
Số khối của A = 17 + 20 = 37
b)
Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình
=> \(\overline {{A_X}} = \frac{{37.1 + 35.3}}{4} = 35,5\)
c) Giả sử xét 1 mol CaCl2
-> nCl = 2 mol
-> Số mol 37Cl = \(\frac{1}{4}.2 = 0,5\)mol
-> Phần trăm khối lượng của 37Cl trong CaCl2 là:
\(\frac{{{m_{{}^{37}Cl}}}}{{{m_{CaC{l_2}}}}}.100 = \frac{{0,5.37}}{{40 + 35,5.2}}.100 = 16,67\% \)
Câu 2:
a) X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2
-> Cấu hình e của X: 1s22s22p63s2 (X là Mg)
-> X có 2 electron lớp ngời cùng -> X là kim loại
Y có 11 electron trên các phân lớp p.
-> Cấu hình e của Y: 1s22s22p63s23p5 (Y là Cl)
-> Y có 7 electron lớp ngoài cùng -> Y là phi kim
b) X có 3 lớp electron -> chu kì 3
Electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng = 2
Electron cuối cùng điền vào phân lớp s -> nguyên tố nhóm A
-> Vị trí của X: ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA
Y có 3 lớp electron -> chu kì 3
Electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng = 7
Electron cuối cùng điền vào phân lớp p -> nguyên tố nhóm A
-> Vị trí của X: ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA
c)
- Với X:
+ CT oxit cao nhất: MgO (oxide base)
+ CT hydroxide: Mg(OH)2 (base)
- Với Y:
+ CT oxit cao nhất: Cl2O7 (oxide acid)
+ CT hydroxide: HClO4 (acid mạnh)
d)
Sulfur (Z = 16) -> Cấu hình: 1s22s22p63s23p4
-> Vị trí của S: ô 16, chu kì 3, nhóm VIA
-> S và Cl cùng chu kì 3
Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim tăng dần
-> Tính phi kim của Cl > S
Unit 5: Inventions
Phần 2. Địa lí tự nhiên
Đề thi giữa kì 1
Đề kiểm tra học kì II
Chủ đề 3. Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự
Chuyên đề học tập Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Hóa 10 - Cánh diều Lớp 10
SBT Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Hóa - Cánh diều Lớp 10
SGK Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Cánh diều Lớp 10