Câu 1
Câu 1
Hãy nói vài nét về trường phái hội họa Ấn tượng.
Lời giải chi tiết:
- Các họa sĩ trẻ không chấp nhận lối vẽ kinh điển, họ đòi hỏi tranh vẽ phải chân thực và khoa học hơn trên cơ sở của sự quan sát và phân tích thiên nhiên.
Câu 2
Câu 2
Hãy kể về các họa sĩ Ma-nê, Mô-nê, Van-gốc, Xơ-ra và các tác phẩm của họ.
Lời giải chi tiết:
+ Họa sĩ Mô-nê (1840-1926):
- là họa sĩ nổi tiếng người Pháp, một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng.
- Giai đoạn phát triển: Trường phái ấn tượng, Nghệ thuật hiện đại, Chủ nghĩa hiện thực
- Ông có thể vẽ nhiều lần 1 đối tượng và thích thú với sự phát hiện riêng khi vẽ.
- Tác phẩm : Hoa súng ,Đồng cỏ khô, Nhà thờ lớn Ru-văng...
Ấn thượng mặt trời mọc:
Tác phẩm Ấn tượng: mặt trời mọc của Monet là một điển hình. Toàn bộ phong cảnh cảng La Havre như bị nhấn chìm trong sương mù. Tất cả xám xám, xanh xanh lại còn cố tình bị xóa nhòa bởi những lớp màu không cụ thể. Người ta phải nhìn thật kỹ, thật sâu xuyên qua những lớp sương sớm đó, mới có thể hình dung ra dáng hình của những con tàu cuốn buồm, một vài ống khói của tàu chạy bằng hơi nước. Rồi các cột khói đó lại như tỏa lan quyện vào sương mù đằng xa. Ngay một chiếc thuyền con, rõ nét nhất ở phần tiền cảnh của bức tranh cũng như thách đố người xem bởi màu sắc của thuyền, của người cầm lái và bóng nó in trên mặt nước hoàn toàn giống nhau. Có lẽ thứ duy nhất rõ ràng ở bức tranh này là chấm màu vàng cam - hình ảnh của mặt trời. Nó như xua đi ít nhiều cảm giác ảm đạm và lan tỏa thành những vệt lóng lánh in trên mặt nước, làm rạng khoảng không gian 1/3 tranh ở phía trên.
Mặt trời mọc tưởng chừng đơn giản như tên gọi, nhưng bức tranh này có lẽ đã vượt ra khỏi ngữ nghĩa giới hạn đó. Hình tượng mặt trời với Monet cũng như nhóm họa sỹ độc lập cùng chí hướng với ông, còn là tuyên ngôn của một thời đại mới - thời đại của ánh sáng theo đúng nghĩa đen khi các họa sỹ rời bỏ họa thất tối tăm để ra ngoài trời vẽ cảnh trời nước mênh mông, biến ảo. Họ lấy ánh sáng làm nhân vật chủ thể cho hầu hết đề tài, mô tả sự chuyển biến đến từng giây phút. Họ bỏ màu đen và thêm trắng tối đa trên bảng pha màu hòng biểu hiện gần nhất với ánh sáng tự nhiên.
+ Họa sĩ Ma-nê (1832-1883) :
- Là họa sĩ dẫn dắt các họa sĩ trẻ không vẽ theo các đề tài hàn lâm khô cứng ở các phòng vẽ, mà hướng họ đến chủ đề sinh hoạt hiện đại ở chốn phồn hoa đô thị và sáng tác bằng trực cảm nhạy bén.
- Tác phẩm: Bữa trưa trên cỏ; Olympia – 1863; Chân dung Victorine Meurent; Người hát rong (The Street Singer)...
Buổi hòa nhạc ở Tu-le-ri-e :
Tác phẩm được vẽ năm 1862 của Manet. Bức họa mô tả khung cảnh một buổi hòa nhạc trong vườn Tu-le-ri-e này là tác phẩm lớn đầu tiên của Manet về đời sống đô thị hiện đại. Manet đã đưa vào trong bức tranh chân dung của bản thân và nhiều người bạn nổi tiếng của mình, như Charles Baudelaire, Henri Fantin-Latour, Jacques Offenbach, Théophile Gautier... tác phẩm được xem là tác phẩm mở đường cho nền hội họa mới chống lại cách vẽ cổ điển.
+ Họa sĩ Van Gốc (1853-1890):
- Vincent Willem van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới.
- Hội họa của ông là sự đối chọi của những màu nguyên chất, những nét vẽ dữ dằn.
- Ông thực sự trở thành họa sĩ từ năm 1880 khi đã 27 tuổi. Thoạt đầu, Van Gogh chỉ sử dụng các gam màu tối, chỉ đến khi được tiếp xúc với trường phái ấn tượng (Impressionism) và Tân ấn tượng (Neo-Impressionism) ở Paris, ông mới bắt đầu thay đổi phong cách vẽ của mình. Trong thời gian ở Arles miền Nam nước Pháp, Van Gogh kết hợp các màu sắc tươi sáng của hai chủ nghĩa này với phong cách vẽ của mình để tạo nên các bức tranh có phong cách rất riêng. Chỉ trong 10 năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng các cơn suy nhược thần kinh và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình. Ngày 27 tháng 7, trên một cánh đồng hoa hướng dương, ông tự bắn vào ngực bằng một khẩu súng lục. Ông mất 2 ngày sau đó vì vết thương quá nặng.
- Giai đoạn phát triển: Chủ nghĩa hiện thực, Hậu ấn tượng
- Tác phẩm nổi bật: Cây đào ra hoa, Hoa hướng dương, Đêm đầy sao, Chân dung tự họa, Chân dung Bác sĩ Gachet, Hoa diên vĩ...
Hoa diên vĩ
Bức tranh được vẽ khi Vincent van Gogh đang sống ở nhà thương điên Saint Paul-de-Mausole tại Saint-Rémy-de-Provence, Pháp, vào năm cuối cùng của cuộc đời danh họa.
Hoa diên vĩ được vẽ trước lần lên cơn đầu tiên của ông ở nhà thương điên. Bức tranh không có sự căng thẳng cao độ thường thấy trong những tác phẩm sau này của ông. Ông gọi bức tranh là "cột thu lôi cho bệnh tình của mình", bởi ông cảm thấy rằng ông có thể ngăn mình phát điên bằng cách tiếp tục vẽ.
Bức tranh chịu ảnh hưởng của thể loại tranh khắc gỗ Nhật Bản ukiyo-e, tương tự như nhiều tác phẩm khác của van Gogh cũng như các họa sĩ cùng thời khác. Sự tương đồng bao được thể hiện ở những đường viền đậm, các góc độ khác thường và lối tô màu phẳng không dựa theo hướng của ánh sáng.
+ Họa sĩ Xơ-ra (1859-1891):
- Là một họa sĩ người Pháp được xếp vào trào lưu Tân ấn tượng.
- Là cha đẻ của Hội họa điểm sắc.
- Ông cùng với Paul Signac là người phát triển nghệ thuật chấm màu, sử dụng những chấm màu nguyên chất cạnh nhau, tạo hiệu quả khi nhìn từ xa. Mỗi mảng màu tranh được thể hiện muôn vàn đốm màu nguyên chất cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
- Tác phẩm: Le Chahut, 1889-1890; Circus Sideshow; The Saine and La Brande Jatte – Springtime; The Eiffel tower;....
Buổi chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng Giat-tơ
Diễn tả cảnh sinh hoạt đông vui, nhộn nhịp . toàn bộ bức tranh chỉ những chấm màu nhỏ đặt cạnh nhau, không có đường nét mà vẫn gợi được không gian 1 ngày nghỉ trong côn viên
Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 2
Kiến thức chung
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hóa học 8