CH tr 52 MĐ
Khi liên kết với nhau, nguyên tử của các nguyên tố dường như đã cố gắng “bắt chước” cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm để bền vững hơn. Điều này đã được nhà hóa học người Mỹ Lewis (Li-uýt, 1875 – 1946) đề nghị khi nghiên cứu về sự hình thành phân tử từ các nguyên tử. Ông gọi đó là quy tắc octet. Quy tắc octet là gì?
|
Lời giải chi tiết:
Quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium)
CH tr 52 CH
1. Hình 8.1 giải thích sự hình thành phân tử hydrogen (H2) và fluorine (F2) từ các nguyên tử. Theo em, các nguyên tử hydrogen và fluorine đã “bắt chước” cấu hình electron của các nguyên tử khí hiếm nào khi tham gia liên kết? |
Phương pháp giải:
Sau khi tham gia liên kết, nguyên tử hydrogen có 2 electron lớp ngoài cùng và nguyên tử fluorine có 8 electron lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết:
- Sau khi tham gia liên kết:
+ Nguyên tử H: Có 1 lớp electron, 2 electron ở lớp ngoài cùng => Giống cấu hình electron của He
+ Nguyên tử F: Có 2 lớp electron, 8 electron ở lớp ngoài cùng => Giống cấu hình electron của Ne
CH tr 52 CH
2. Sử dụng sơ đồ tương tự như Hình 8.1, hãy giải thích sự tạo thành phân tử chlorine (Cl2) và oxygen (O2) từ các nguyên tử tương ứng |
Phương pháp giải:
- Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Cần thêm 2 electron
- Nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Cần thêm 1 electron
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử chlorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau, mỗi nguyên tử Cl sẽ góp 1 electron để tạo 1 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- Nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử O sẽ góp 2 electron để tạo 2 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm
CH tr 53 CH
3. Từ Hình 8.2, cho biết mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm nào |
Phương pháp giải:
Sau khi tham gia liên kết, nguyên tử nitrogen có 8 electron ở lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết:
Sau khi tham gia liên kết, nguyên tử nitrogen 8 electron ở lớp ngoài cùng và có 2 lớp electron
=> Đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm Neon
CH tr 53 LT
Nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và fluorine có xu hướng cho đi, nhận thêm hay góp chung các electron hóa trị khi tham gia liên kết hình thành phân tử hydrogen fluoride (HF)? |
Phương pháp giải:
- Nguyên tử fluorine và hydrogen đều là phi kim
+ Fluorine có 7 electron lớp ngoài cùng
+ Hydrogen có 1 electron lớp ngoài cùng (lớp 1 có tối đa 2 electron)
=> Cả 2 có xu hướng nhận electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử fluorine và hydrogen đều là phi kim
+ Fluorine có 7 electron lớp ngoài cùng
+ Hydrogen có 1 electron lớp ngoài cùng (lớp 1 có tối đa 2 electron)
=> Cả 2 có xu hướng nhận electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm
=> Khi tham gia liên kết hình thành phân tử HF, mỗi nguyên tử sẽ bỏ ra 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung
CH tr 53 CH
4. Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khi hiếm tương ứng nào? |
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 8.3 và Hình 8.4 và rút ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
- Ion sodium có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng => Giống cấu hình electron của khí hiếm Neon
- Ion fluoride có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng => Giống cấu hình electron của khí hiếm Neon
CH tr 54 CH
5. Trình bày sự hình thành ion lithium. Cho biết ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào? |
Phương pháp giải:
- Viết cấu hình electron của Lithium => Xu hướng nhường hay nhận electron
Lời giải chi tiết:
- Lithium có số hiệu nguyên tử: Z = 3 => Cấu hình electron: 1s22s1
=> Lithium có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He
1s22s1 → 1s2 + 1e
CH tr 54 LT
Biết phân tử magnesium oxide hình thành bởi các ion Mg2+ và O2-. Vận dụng quy tắc octet, trình bày sự hình thành các ion trên từ những nguyên tử tương ứng. |
Phương pháp giải:
- Nguyên tử Mg có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhường 2 electron
- Nguyên tử O có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận 2 electron
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử Mg có Z = 12 => Cấu hình electron: 1s22s22p63s2
=> Nguyên tử Mg sẽ nhường 2 electron tạo thành ion Mg2+ để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm:
1s22s22p63s2 → 1s22s22p6 + 2e ( Mg → Mg2+ + 2e)
- Nguyên tử O có Z = 8 => Cấu hình electron: 1s22s22p4
=> Nguyên tử O sẽ nhận 2 electron tạo thành ion O2- để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm:
1s22s22p4 + 2e → 1s22s22p6 ( O + 2e → O2-)
CH tr 54 BT1
Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học? A. Fluorine B. Oxygen C. Hydrogen D. Chlorine |
Phương pháp giải:
Cấu hình electron khí hiếm Argon: 1s22s22p63s23p6
Lời giải chi tiết:
- Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5 => Có xu hướng nhận 1 electron thành F- có cấu hình: 1s22s22p6
- Oxygen (Z = 8): 1s22s22p4 => Có xu hướng nhận 2 electron thành O2- có cấu hình: 1s22s22p6
- Hydrogen (Z = 1): 1s1 => Có xu hướng góp chung 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung đạt cấu hình: 1s2
- Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 => Có xu hướng nhận 1 electron thành Cl- có cấu hình: 1s22s22p63s23p6
=> Nguyên tử của nguyên tố chlorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon
Đáp án D
CH tr 54 BT2
Bài 2: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi A. 2 electron B. 3 electron C. 1 electron D. 4 electron |
Phương pháp giải:
- Viết cấu hình electron của nguyên tử potassium
=> Xu hướng nhường bao nhiêu electron
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử potassium có Z = 19
=> Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1
=> Có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Argon: 1s22s22p63s23p6
Đáp án C
CH tr 54 BT3
Bài 3: Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potassium chloride (KCl) từ nguyên tử của các nguyên tố potassium và chlorine. |
Phương pháp giải:
Bước 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử K và Cl => Xu hướng nhường hay nhận electron của K và Cl
Bước 2: Vẽ sơ đồ mô tả
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 => Có xu hướng nhường 1 electron
- Nguyên tử Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 => Có xu hướng nhận 1 electron
=> Nguyên tử Cl sẽ nhận 1 electron của nguyên tử K để hình thành phân tử potassium chlorine (KCl)
- Sơ đồ mô tả:
CH tr 54 CH
Bài 4: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc octet |
Phương pháp giải:
Bước 1: Viết cấu hình electron của O và H => Xu hướng nhường hay nhận electron của O và H
Bước 2: Vẽ sơ đồ mô tả
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử O (Z = 8): 1s22s22p4 => Có xu hướng nhận 2 electron
- Nguyên tử H (Z = 1): 1s1 => Có xu hướng nhận 1 electron
=> Mỗi nguyên tử H sẽ bỏ ra 1 electron và góp chung với 2 electron của nguyên tử O tạo thành 2 cặp electron dùng chung
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết bài 8: Quy tắc octet
Chương 2. Cấu trúc tế bào
Chương IV. Văn minh Đông Nam Á cổ-trung đại
Đề kiểm tra 15 phút học kì I
Chương 1. Mệnh đề và tập hợp
Unit 12. Decisions
Chuyên đề học tập Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Hóa 10 - Cánh diều Lớp 10
SBT Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Hóa - Cánh diều Lớp 10
SGK Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Cánh diều Lớp 10