Đọc hiểu
Câu 1:
Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Từ Nhật Bản qua Thái Lan, về Nghệ An, sang Lào, lên Việt Bắc.
b) Từ Nhật Bản qua Lào, sang Thái Lan, về Nghệ An, lên Việt Bắc.
c) Từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, lên Việt Bắc.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn 1 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: c) Từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, lên Việt Bắc.
Câu 2
Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Va li nấm giúp ông chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.
b) Va li nấm giúp ông chế được thuốc bột pê-ni-xi-lin chữa cho thương binh.
c) Vali nấm giúp ông chế được thuốc chống sốt rét cho thương binh.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: a) Va li nấm giúp ông chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.
Câu 3
Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Ông đã khổ công nghiên cứu để chế ra thuốc chống sốt rét.
b) Ông rất dũng cảm và tin vào kết quả nghiên cứu của mình.
c) Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả cao.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: b) Ông rất dũng cảm và tin vào kết quả nghiên cứu của mình.
Câu 4
Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ? Khoanh tròn chữ cái trước những ý đúng:
a) Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc va li đựng nấm pê-ni-xi-lin.
b) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã chế ra “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.
c) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã chế ra thuốc chống bệnh sốt rét, bước đầu có hiệu quả cao.
d) Ông đã tự tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
b) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã chế ra “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.
c) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã chế ra thuốc chống bệnh sốt rét, bước đầu có hiệu quả cao.
Luyện tập
Câu 1:
Gạch dưới từ ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:
a) Năm 1943, bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản.
b) Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận.
c) Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ chỉ thời gian trong các câu sau là:
a) Năm 1943, bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản.
b) Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận.
c) Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.
Câu 2
Viết thêm các từ ngữ:
a) Chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, thợ may,…
b) Chỉ hoạt động của nghề nghiệp: chữa bệnh, may áo,…
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư,...
b) Chỉ hoạt động của nghề nghiệp: nghiên cứu, dạy học, xây nhà, làm đường, thiết kế nhà cửa,...
Bài tập cuối tuần 20
Chủ đề 4. Phép nhân, phép chia trong phạm vi 100
Chủ đề: Ăn uống an toàn, hợp vệ sinh
Unit 2: My World
Bài tập cuối tuần 32
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3