Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho 3,06 gam một oxit có dạng RO tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 5,22 gam muối. Công thức oxit là:
A.BaO B.ZnO
C.MgO D.FeO
Câu 2. Cho các phân tử: N2, NH3, NH4Cl, HNO3, KNO3. Trong phân tử nào, nitơ có hóa trị và trị số tuyệt đối của số oxit hóa bằng nhau?
A.NH4Cl B.N2
C.NH3 D.KNO3
Câu 3. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần độ bền nhiệt các hợp chất hiđrua của các nguyên tố trong nhóm nitơ?
\(\begin{array}{l}A.N{H_3} > P{H_3} > As{H_3} > Sb{H_3} > Bi{H_3}\\B.Sb{H_3} > P{H_3} > Bi{H_3} > As{H_3} > N{H_3}\\C.P{H_3} > As{H_3} > N{H_3} > Bi{H_3} > Sb{H_3}\\D.Bi{H_3} > Sb{H_3} > As{H_3} > P{H_3} > N{H_3}\end{array}\)
Câu 4. Hợp chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp từ NH3 bằng 1 phản ứng?
A.NH4Cl B.Ca3N2
C.Li3N D.Cả A, B và C đều đúng
Câu 5. Dãy chất nào sau đây có thể tác dụng với NH3 ở điều kiện thích hợp?
\(\begin{array}{l}A.{H_2}S{O_4};CaO;CuC{l_2};PbO\\B.HCl;{O_2};C{l_2};CuO\\C.HCl;KOH;FeC{l_3};{O_2}\\D.NaOH;{O_2};HCl;NaCl\end{array}\)
Câu 6. Cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 8. Dẫn hỗn hợp khí đi qua H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
\(\begin{array}{l}A.25\% ;25\% ;50\% \\B.20\% ;30\% ;50\% \\C.37\% ;20\% ;43\% \\D.20\% ;50\% ;30\% \end{array}\)
Câu 7. Tiến hành trộn 100ml dung dịch NaNO2 3M với 200ml dung dịch NH4Cl 2M rồi nung nóng thì thu được V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là:
A.4,48 lít B.5,40 lít
C.6,72 lít D.2,24 lít
Câu 8. Axit HNO3 có những tính chất hóa học nào sau đây?
A.tính khử mạnh và tính axit mạnh
B.tính axit yếu và tính oxi hóa mạnh
C.tính oxi hóa mạnh và tính khử yếu
D.tính oxi hóa mạnh và tính axit mạnh
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9. Cần hòa tan 213 gam anhiđrit photphoric vào bao nhiêu gam nước để có dung dịch axit photphoric 49%?
Câu 10. Khi cân bằng \({N_2} + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\) được thiết lập, nồng độ các chất như sau: \(\left[ {{N_2}} \right] = 3M;\left[ {{H_2}} \right] = 9M;\left[ {N{H_3}} \right] = 1M.\) Tính nồng độ ban đầu của N2.
Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HNO3, thu được 5,6 lít khí (đktc) hỗn hợp X gồm NO và N2. Biết tỉ khối hơi của X so với oxi bằng 0,9. Xác định tên kim loại đem dùng.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Ta có phương trình:
RO + 2HNO3 → R(NO3)2 + H2O
Ta có:
\(\frac{{3,06}}{{R + 16}} = \frac{{5,22}}{{R + 62.2}}\)
=> R = 137
Đáp án A
Câu 2
N2 có số OXH là 0, hóa trị là 3
NH3 chứa N có số OXH -3, hóa trị 3
NH4Cl chứa N có số OXH -3, hóa trị 4
HNO3 chứa N có số OXH +5, hóa trị 4
KNO3 chứa N có số OXH +5, hóa trị 4
Đáp án C
Câu 3
Trong cùng một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ bền của hợp chất hidrua giảm dần
Đáp án A
Câu 4
Đáp án D
Câu 5
Chất có thể tác dụng với NH3 là chất có tính bazo => NH3 có khả năng tác dụng với dung dịch axit
NH3 + HCl → NH4Cl
NH3 + O2 → N2 + H2O
NH3 + Cl2 → N2 + HCl
NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O
Đáp án B
Câu 6
Sau khi đi qua H2SO4 đặc, thể tích khí giảm còn một nửa
=> NH3 chiếm ½ lượng hỗn hợp trên.
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là 8 .2 = 16
Gỉa sử có 1 mol NH3 => có 1 mol N2 và H2
Gọi số mol của N2, H2 lần lượt là x, y
=> x + y = 1
(28x+2y+17) : 2 = 16
=> x =0,5; y = 0,5
%N2 = %H2 = 25%
%NH3 = 50%
Đáp án A
Câu 7
n NaNO2 = 0,3 mol
n NH4Cl = 0,4 mmol
=> Sau phản ứng NaNO2 hết, NH4Cl dư
n N2 = n NaNO2 = 0,3 mol
=> V N2 = 6,72 lít
Đáp án C
Câu 8
HNO3 có tính OXH mạnh và tính axit mạnh
Đáp án D
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.
Phản ứng: \({P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}{\rm{ }}\left( 1 \right)\)
Ta có: \({n_{{P_2}{O_5}}} = \dfrac{{213}}{{142}} = 1,5\left( {mol} \right)\)
Cách 1.
Từ (1) \( \Rightarrow {n_{{H_3}P{O_4}}} = 2{n_{{P_2}{O_5}}} = 2 \times 1,5 = 3\) \(\left( {mol} \right)\)
\( \Rightarrow {m_{{H_3}P{O_4}}} = 3 \times 98 = 294\left( {gam} \right)\)
Mà \(C{\% _{{H_3}P{O_4}}} = \dfrac{{{m_{{H_3}P{O_4}}}}}{{{m_{{\rm{dd}}{H_3}P{O_4}}}}} \times 100\% \)
\( \Rightarrow {m_{{\rm{dd}}{H_3}P{O_4}}} = \dfrac{{294 \times 100\% }}{{49\% }} = 600\,g\)
Vậy: \({m_{{H_2}O}} = {m_{{\rm{dd }}{{\rm{H}}_3}P{O_4}}} - {m_{{P_2}{O_5}}}\)\(\, = 600 - 213 = 387\left( {gam} \right)\)
Cách 2. Có thể xác định được nồng độ dung dịch axit photphoric theo anhiđrit photphoric.
\({P_2}{O_5} \to 2{H_3}P{O_4}\)
196 gam H3PO4 ứng với nồng độ 49%
142 gam P2O5 ứng với nồng độ a%
\( \Rightarrow a = \dfrac{{142 \times 49\% }}{{196}} = 35,5\% \)
Nghĩa là cần điều chế dung dịch 35,5% đối với anhiđrit.
Do vậy cần hòa tan:
35,5 gam P2O5 trong 64,5 gam H2O
213 gam P2O5 trong b gam H2O
\( \Rightarrow b = \dfrac{{213 \times 64,5}}{{35,5}} = 387\left( {gam} \right)\)
Cách 3. Gọi a là khối lượng của nước cần thêm vào.
\( \Rightarrow \) Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là: (213 + a) gam
Theo đề: \(C{\% _{{H_3}P{O_4}}} = \dfrac{{294}}{{213 + a}} \times 100\% = 49\% \)
\( \Leftrightarrow 213 + a = \dfrac{{294 \times 100\% }}{{49\% }} = 600\)
\(\Rightarrow a = 384\left( {gam} \right)\)
Câu 10.
\( \Rightarrow 2x = 1M \Rightarrow x = 0,5M \)
\(\Rightarrow \left[ {{N_2}} \right]\)ban đầu \(= 3 + 0,5 = 3,5\) (mol).
Câu 11.
Cách 1. Gọi x, y lần lượt là số mol kim loại phản ứng với HNO3 tạo thành NO và N2.
Ta có: nhỗn hợp khí =\(\dfrac{{5,6}}{{22,4}} = 0,25\left( {mol} \right)\)
Theo đề bài ta có phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}\left( {x + y} \right)R = 16,2\\x + 0,3y = 0,25\\\dfrac{{30x + 28.0,3y}}{{0,25}} = 0,9 \times 32 = 28,8\end{array} \right. \)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left( {x + y} \right)R = 16,2\\x + 0,3y = 0,25\\30x + 8,4y = 7,1\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0,1\\y = 0,5\\R = 27\end{array} \right.\) : Nhôm (Al)
Cách 2. Gọi a, b lần lượt là số mol của NO và N2 có trong hỗn hợp, ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 0,25\\\dfrac{{30a + 28b}}{{0,25}} = 28,8\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + b = 0,25\\30a + 28b = 7,2\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}a = 0,1\\b = 0,15\end{array} \right.\)
Vì số mol của N2 gấp 1,5 lần số mol của NO nên ta nhân hệ số 2 vào phương trình hóa học (1) rồi cộng với phương trình (2) vế theo vế, ta được:
Từ (3) \( \Rightarrow {n_R} = 0,6 \Rightarrow {M_R} = \dfrac{{16,2}}{{0,2}} = 27\): nhôm (Al)
Vậy kim loại đem dùng là: nhôm (Al).
Đề minh họa số 3
Bài 19: Carboxylic acid
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
Unit 1: Generation gap and Independent life
Unit 2: Leisure time
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11