Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 1
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 2
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 3
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 4
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 5
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 6
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 7
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 8
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 9
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 10
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 11
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 13
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 14
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 15
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Tây Hồ
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hai Bà Trưng
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Cầu Giấy
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bắc Từ Liêm
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Đan Phượng
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Ba Đình
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hoàn Kiếm
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở GD & ĐT Bến Tre
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Trường THCS Châu Văn Biếc
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Sẻ chia từng chiếc khẩu trang
Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang.
Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí.
(Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona)
Câu 1.
Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
Câu 2.
Tìm và gọi tên một phép liên kết có trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 3.
Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh?
Câu 4.
Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên có cần được ca ngợi không? Vì sao? Bản thân em cần phải làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sjw chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
……………..Hết……………..
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên |
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: nghị luận
Câu 2
Tìm và gọi tên một phép liên kết có trong đoạn văn thứ nhất? |
Phương pháp: Căn cứ vào các phép liên kết đã học (lặp, thế, nối, trường liên tưởng…)
Cách giải:
- Một phép liên kết: lặp từ “khẩu trang” ở câu (4) và câu (5).
Câu 3
Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh? |
Phương pháp: Đọc kĩ nội dung đoạn trích.
Cách giải:
- Việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng phát khẩu trang miễn phí có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của mọi người và phòng chống dịch bệnh. Hành động đó cũng là biểu tượng đẹp của sự sẻ chia trong cuộc sống.
Câu 4
Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên có cần được ca ngợi không? Vì sao? Bản thân em cần phải làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh? |
Phương pháp: Đọc kĩ nội dung văn bản.
Cách giải:
- Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên cần được ca ngợi vì đó là những nghĩa cử cao đẹp vì những hành động ấy thể hiện sự tương thân tương ái của đồng bào trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước.
- Để chung tay đẩy lùi dịch, bản thân em:
+ Chấp hành quy định cách li của Nhà nước.
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức cách li đối với mỗi người.
+ Chung tay giúp đỡ người khó khăn trong điều kiện bản thân có thể làm được.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1.
Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sjw chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày. |
Phương pháp: - Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, bình luận để viết đoạn văn.
Cách giải:
- Về kiến thức: Từ những hành động đẹp của mọi người trong mùa dịch, suy nghĩ và trình bày ý kiến về sự sẻ chia trong cuộc sống. Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Giới thiệu: về sự sẻ chia trong cuộc sống.
+ Giải thích: sẻ chia là san sẻ những gì mình khó, giúp người khác qua cơn khó khăn.
+ Biểu hiện của sự chia sẻ:
. Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
. Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn
. Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,…
+ Ý nghĩa:
. Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ
. Đối với người cho: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.
=> Chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.
+ Liên hệ bản thân.
Câu 2.
Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Ta làm con chim hót (Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ) |
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, …) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
+ Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm cho văn bản nghị luận.
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài
- Vài nét về nhà thơ Thanh Hải: Một nhà thơ có thể nói là đã cống hiến cả đời mình cho cách mạng.
- Tác phẩm: một bông hoa đặc sắc về tình yêu và khát khao cống hiến đối với đất nước thiêng liêng.
- Dẫn dắt đoạn thơ: nằm ở giữa tác phẩm, nói về ước nguyện được cống hiến của tác giả.
2. Thân bài
a. Khái quát về bài thơ
- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: được viết trong những ngày cuối cùng Thanh Hải nằm trên giường bệnh, cả cuộc đời ông đã dùng để cống hiến cho cách mạng, giờ đây ông lại cất lên niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời này.
- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, ca ngợi quê huonwg và khát khao cống hiến của tác giả.
b. Ước nguyện của tác giả
- Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi"-> "ta"
=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng
- Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê: con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân
- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng
=> Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"
- Giải thích tựa bài thơ
- Điệp ngữ "dù là"
=> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau
- Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp.
c. Đặc sắc nghệ thuật
- Cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết
- Ngôn từ giản dị, giọng điệu thiết tha.
- Hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ - biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên giá trị sâu sắc trong lòng người đọc.
3. Kết bài
- Đánh giá giá trị nghệ thuật, nội dung.
- Đoạn thơ đã góp phần làm nên thành công tác phẩm.
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 9
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Bài 5. Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 9