Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 1
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 2
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 3
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 4
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 5
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 6
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 7
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 8
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 9
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 10
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 11
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 13
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 14
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 15
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Tây Hồ
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hai Bà Trưng
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Cầu Giấy
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bắc Từ Liêm
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Đan Phượng
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Ba Đình
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hoàn Kiếm
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở GD & ĐT Bến Tre
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Trường THCS Châu Văn Biếc
Đề bài
Câu 1:
Đọc câu thơ sau:
Một mùa xuân nho nhỏ
a. Chép tiếp ba câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ trên. Cho biết khổ thơ đó trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b. Nêu một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?
c. Từ nội dung của đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.
Câu 2:
a. Trình bày các phép liên kết câu?
b. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:
Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.
Câu 3:
Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid – 19 bằng đoạn văn ngắn 12-15 câu.
Lời giải chi tiết
Câu 1
a. Chép tiếp ba câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ trên. Cho biết khổ thơ đó trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? |
Phương pháp: căn cứ bài Mùa xuân nho nhỏ
Cách giải:
- Chép thơ:
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mười
Dù là khi tóc bạc
- Khổ thơ được trích từ bài: Mùa xuân nho nhỏ
- Tác giả: Thanh Hải
b. Nêu một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? |
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Cách giải:
- Biện pháp: điệp ngữ (Dù là …)
- Tác dụng: Nhận mạnh lẽ sống cống hiến cho đất nước không chỉ khi còn trẻ tuổi, mà ngay cả khi đã về già. Lẽ sống cao đẹp đó đồng hành trong suốt cuộc đời tác giả.
c. Từ nội dung của đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Gợi ý:
- Lẽ sống cao đẹp là mục đích sống cao cả, vì mọi người, cống hiến cho xã hội, cho đất nước. Lẽ sống ấy rất cần thiết đối với mọi người đặc biệt là các bạn trẻ.
- Lẽ sống cao đẹp bao gồm:
+ Sống có mục đích, lí tưởng cao đẹp.
+ Sống không chỉ vì mình, mà còn biết vì người khác, cống hiến cho xã hội.
+…
- Ý nghĩa lẽ sống cao đẹp:
+ Đem đến cho cộng đồng những giá trị nhân văn tốt đẹp.
+ Thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Là nguồn cảm hứng để mọi người học tập, noi gương.
+ Đem lại cảm giác thanh thản, bình an, hạnh phúc cho chính mình.
+…
Câu 2
a. Trình bày các phép liên kết câu? |
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Cách giải:
- Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
b. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau: Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. |
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Cách giải:
- Phép lặp: khó khăn, cơ hội
Câu 3
Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid – 19 bằng đoạn văn ngắn 12-15 câu. |
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng;
- Viết một bài văn có đầy đủ Mở bài, thân bài, kết bài. Độ dài bài văn khoảng 2 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần dân tộc Việt Nam trước dịch bệnh Covid – 19.
- Giải thích: tinh thần dân tộc và đại dịch Covid 19
- Biểu hiện của tinh thần dân tộc trong đại dịch vừa qua:
+ Phát khẩu trang miễn phí.
+ ATM gạo cho những người gặp khó khăn.
+….
- Ý nghĩa của việc có tinh thần dân tộc: giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng đại dịch, …
- Phê phán hiện tượng xấu và hậu quả nếu không có tinh thần dân tộc.
- Làm thế nào để phát huy tinh thần dân tộc?
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
- Khẳng định giá trị cao đẹp của tinh thần dân tộc, đặc biệt trước những hoàn cảnh khó khăn
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang
Đề cương ôn tập học kì 2
Bài 8:Năng động, sáng tạo
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 9
HỌC KÌ 2