CH tr 36 1
Một cặp vợ chồng hiếm muộn đến khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi kiểm tra, kết quả cho thấy nguyên nhân xuất phát từ người chồng, bác sĩ nói với anh ta rằng tinh trùng của anh có khả năng di chuyển rất kém nên không thể di chuyển đến trứng để thụ tinh. Theo em, người đàn ông này khả năng cao đã bị hỏng bộ phậ nào của tế bào? Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Khả năng cao người đàn ông này bị hỏng hệ thống vi sợi trong tế bào. Roi (đuôi) của tinh trùng được cấu tạo từ các vi ống, do đó, nếu hệ thống vi ống bị hư hỏng dẫn đến khả năng vận động của tinh trùng bị suy giảm sẽ dẫn đến vô sinh.
CH tr 36 2
Biểu đồ Hình 1 mô tả số lượng ti thể trong một số tế bào ở người. Giải thích nào sau đây là phù hợp?
A. Số lượng ti thể trong tế bào da giảm sẽ làm số lượng ti thể trong tế bào cơ xương tăng lên.
B. Gan cần nhiều năng lượng nhất để thực hiện các hoạt động sống.
C. Cơ xương vận động tích cực nên cần rất nhiều năng lượng.
D. Tế bào càng lớn thì cần càng nhiều năng lượng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
CH tr 36 3
Để nghiên cứu về khả năng xâm nhiễm của một tác nhân gây bệnh đối với cơ thể sinh vật, một nhà khoa học đã tiến hành tiêm tác nhân gây bệnh X vào một loài thực vật A và một loài động vật B. Sau đó, ông quan sát trong nhiều giờ. Tỉ lệ phần trăm tế bào bị xâm lấn bởi tác nhân X được thống kê trong bảng bên dưới:
Khi đọc kết quả trên, em có nhận xét gì về khả năng xâm lấn của tác nhân X đối với loài A và loài B? Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả trên?
Lời giải chi tiết:
Khả năng xâm lấn của tác nhân X đối với cơ thể thực vật nhanh hơn so với cơ thể động vật. Nguyên nhân là do nối giữa các tế bào thực vật là cầu sinh chất có chức năng vận chuyển các chất giữa các tế bào. Khi tác nhân X xâm nhập vào tế bào thực vật, chúng có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất. Tế bào động vật không có cầu sinh chất nên sự xâm lấn diễn ra chậm hơn.
CH tr 36 4
Chất Y là một protein ngoại tiết, được tổng hợp ở lưới nội chất hạt; sau đó, được hoàn thiện cấu trúc ở bộ máy Golgi, cuối cùng được đưa khỏi tế bào nhờ cơ chế xuất bào. Một nhà nghiên cứu đã dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của protein Y trong một tế bào đang nuôi cấy, ông quan sát thấy protein Y không hề đi ra khỏi tế bào. Lúc này, ông cho rằng đây là một hiện tượng bình thường, nhưng cộng sự của ông thì nghĩ ngược lại. Theo em, ý kiến của ai là hợp lí? Tại sao?
Lời giải chi tiết:
Cả hai ý kiến trên đều hợp lí. Giải thích:
- Hiện tượng trên là bình thường nếu cơ thể chưa có nhu cầu đối với protein Y nên chưa có tín hiệu để protein Y xuất bào.
- Hiện tượng trên là bất thường nếu:
+ Khung xương của tế bào bị hỏng thì protein Y không được vận chuyển đến màng sinh chất để xuất bào.
+ Thụ thể tiếp nhận tín hiệu trên màng sinh chất bị hỏng làm cho protein Y không thể xuất bào.
CHỦ ĐỀ IV. PHẢN ỨNG OXI HÓA- KHỬ
Chủ đề 6: Hành động vì môi trường
Đề thi giữa kì 1
Đề thi học kì 2
Unit 9: Travel and Tourism
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10