Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Bài 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song
Bài 4. Hai mặt phẳng song song
Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
Ôn tập chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
Đề bài
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho điểm \(A(-1;3)\) và đường thẳng \(d\) có phương trình \(x-2y + 3 = 0\). Tìm ảnh của \(A\) và \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Gọi \(A'\) là ảnh của \(A\) qua phép đối xứng tâm \(O\), khi đó \(O\) là trung điểm của \(AA'\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 2{x_O} - {x_A}\\{y_{A'}} = 2{y_O} - {y_A}\end{array} \right.\)
Tìm ảnh của đường thẳng \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O.\)
Cách 1:
Bước 1: Lấy hai điểm \(B, C\) bất kì thuộc đường thẳng \(d.\)
Bước 2: Xác định ảnh \(B'; C'\) của \(B;C\) qua phép đối xứng tâm \(O.\)
Bước 3: Viết phương trình đường thẳng \(B'C'\); khi đó \(B'C'\) chính là ảnh của đường thẳng \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O.\)
Cách 2:
Bước 1: Ảnh của \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O\) là đường thẳng song song với \(d,\) suy ra dạng phương trình đường thẳng \(d'.\)
Bước 2: Lấy một điểm \(B\) bất kì thuộc \(d,\) tìm ảnh \(B'\) của điểm \(B\) qua phép đối xứng tâm \(O.\)
Bước 3: Thay tọa độ điểm \(B'\) vào phương trình đường thẳng \(d'\) và suy ra phương trình đường thẳng \(d'.\)
Lời giải chi tiết
Gọi \(A'\) là ảnh của \(A\) qua phép đối xứng tâm \(O\), khi đó \(O\) là trung điểm của \(AA'\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_O} = \frac{{{x_A} + {x_{A'}}}}{2}\\
{y_O} = \frac{{{y_A} + {y_{A'}}}}{2}
\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 2{x_O} - {x_A}\\{y_{A'}} = 2{y_O} - {y_A}\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_{A'}} = 2.0 - \left( { - 1} \right) = 1\\
{y_{A'}} = 2.0 - 3 = - 3
\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow A'\left( {1; - 3} \right)\)
Để tìm ảnh của đường thẳng \(d\) ta có thể dùng các cách sau:
Cách 1:
+) Lấy 2 điểm bất kì thuộc \(d.\)
(Bằng cách chọn giá trị cho \(x\) (hoặc \(y\)) rồi thay vào phương trình của \(d\), suy ra giá trị của \(y\) (hay \(x)\). )
Chọn \(y=0\) ta có: \(x-2.0+3=0 \Rightarrow x=-3 \Rightarrow B(-3;0) \in d\)
Chọn \(x=-1\) ta có: \(-1-2y+3=0 \Rightarrow y=1 \Rightarrow C (-1;1) \in d\).
Do đó, đường thẳng \(d\) đi qua \(B(-3;0)\) và \(C (-1;1)\).
+) Tìm ảnh qua phép đối xứng tâm \(O\):
\(B' = {D_{O}}(B) = (3;0)\) và \(C' = {D_{O}}(C) = (1;-1)\).
Đường thẳng \(B'C'\) là ảnh của \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O.\)
\(\overrightarrow {B'C'} = \left( {2;1} \right) \Rightarrow \overrightarrow {{n_{B'C'}}} = \left( {1; - 2} \right)\) là VTPT của \(B'C'.\)
+) Phương trình\(B'C'\) đi qua \(B'(3;0)\), có \(VTPT \, \overrightarrow {{n_{B'C'}}} = \left( {1; - 2} \right)\) là:
\(1(x-3)-2(y-0)=0\) hay \(x-2y-3=0.\)
Cách 2:
Đường thẳng \(d\) đi qua \(B(-3;0)\)
Do \(O\) không thuộc \(d\) nên gọi \(d'\) là ảnh của \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O\) thì nó song song với \(d\).
Do đó \(d'\) có phương trình \(x- 2y +C =0\) \(\left( {C \ne 3} \right)\).
Gọi \(B'\) là ảnh của \(B\) qua phép đối xứng tâm \(O\) ta có: \(B' =( 3;0)\)
Vì \(B' \in (d') \Rightarrow 3+C=0 \Rightarrow C = -3\) (tm).
Vậy ảnh của \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O\) là đường thẳng \(d'\) có phương trình \(x-2y-3=0\)
Chủ đề 5: Đạo đức kinh doanh
Unit 7: Artists
Chuyên đề 1. Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam
Unit 1: Friendship - Tình bạn
Unit 1: Generation gap and Independent life
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11