Đề bài
Dựa vào lược đồ trên và kiến thức đã học, hãy:
- Xác định vị trí, giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp:
+ Phía Tây và phía Nam giáp:
+ Phía Đông giáp:
- Cho biết địa hình chủ yếu của miền là loại địa hình nào:
- Nhận định chung về hướng nghiêng (dốc) của địa hình:
- Nêu tên các dãy núi từ Tây sang Đông và hướng của các dãy núi đó:
- Dựa vào lược đồ “Địa hình và khoáng sản miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ”, em hãy nêu tên các khoáng sản chính của miền và sự phân bố của chúng.
- Điền vào chỗ chấm (…) trên lược đồ tên đồng bằng lớn của miền. Đông bằng này do phù sa của những hệ thống sông nào bồi đắp nên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Kĩ năng khai thác lược đồ/bản đồ.
Lời giải chi tiết
- Xác định vị trí, giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp: Trung Quốc.
+ Phía Tây và phía Nam giáp: miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ Phía Đông giáp: Biển Đông.
- Địa hình chủ yếu của miền là loại địa hình: đồi núi thấp.
- Nhận định chung về hướng nghiêng (dốc) của địa hình: địa hình cao ở Bắc và Đông Bắc thấp dần về phía Nam và phía Đông.
- Các dãy núi từ Tây sang Đông và hướng của các dãy núi:
+ Hướng tây bắc – đông nam: dãy Con Voi, dãy Tam Đảo.
+ Hướng vòng cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Các khoáng sản chính của miền và sự phân bố của chúng: Than (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), thiếc (Cao Bằng, Vĩnh Phúc), magan (Cao Bằng), sét, cao lanh (Nam Định).
- Đồng bằng sông Hồng do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
Chủ đề 1. Thiên nhiên tươi đẹp
Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 8
CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết - Học kì 2