Đề bài
Một mắt bình thường về già khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của mắt thêm 1 dp.
a) Xác định điếm cực cận và cực viễn.
b) Tính độ tụ của thấu kính phải mang (cách mắt 2cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25cm không điều tiết.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Sử dụng lí thuyết về mắt lão và cách khắc phục.
+ Công thức của thấu kính: \({1 \over d} + {1 \over {d'}} = {1 \over f} \Rightarrow d = {{d'f} \over {d' - f}}\)
Lời giải chi tiết
a) Mắt bình thường về già vẫn có điểm cực viễn ở vô cùng (Cv = ∞).
Tiêu cự của thấu kính mắt khi điều tiết tối đa là f = 1/D = 1m. Vậy khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt là OCc = 1m = 100cm.
b) Ta có OCv = ∞ và OCc = 100cm. Khi đeo kính đế nhìn rõ vật cách mắt 25cm mà không điều tiết thì ảnh của vật qua kính phải ở vô cực.
Sơ đồ tạo ảnh:
\(S\buildrel {{O_k}} \over
\longrightarrow S'\left( \infty \right)\)
Trong đó S là vật sáng cần nhìn, Ok là quang tâm của kính.
Gọi d và d’ lần lượt là khoảng cách từ S và S’ đến kính Ok.
Với: d = OkS = OS - OOk = 25 - 2 = 23cm = 0,23m và d’ = -OkS’ = ∞
Suy ra tiêu cự của kính: f = d = 23cm
Đô tụ của kính: \(D = {1 \over f} = {1 \over {0,23}} = 4,35dp\)
Chủ đề 6: Phối hợp kĩ thuật đập cầu thuận tay
Unit 1: Friendship - Tình bạn
Chủ đề 6: Văn hóa tiêu dùng
Unit 8: Cties
Chủ đề 2. Sóng
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11