Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Bài 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song
Bài 4. Hai mặt phẳng song song
Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
Ôn tập chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
Đề bài
Cho hình chóp \(S. ABCD\) có \(AB\) và \(CD\) không song song. Gọi \(M\) là một điểm thuộc miền trong của tam giác \(SCD\).
a) Tìm giao điểm \(N\) của đường thẳng \(CD\) và mặt phẳng \((SBM)\).
b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng \((SBM)\) và \((SAC)\).
c) Tìm giao điểm \(I\) của đường thẳng \(BM\) và mặt phẳng \((SAC)\).
d) Tìm giao điểm \(P\) của \(SC\) và mặt phẳng \((ABM)\), từ đó suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng \((SCD)\) và \((ABM)\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Kéo dài \(SM\) cắt \(CD\) tại \(N\).
b) Tìm hai điểm chung của hai mặt phẳng \((SBM)\) và \((SAC)\).
c) Tìm một đường thẳng nằm trong \(\left( {SAC} \right)\;\) cắt \(BM\) tại \(I\).
d) Tìm một đường thẳng nằm trong \((ABM)\) cắt \(SC\) tại \(P\). Xác định hai điểm chung của hai mặt phẳng \((SCD)\) và \((ABM)\).
Lời giải chi tiết
a) Trong \((SCD)\) kéo dài \(SM\) cắt \(CD\) tại \(N\).
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
N \in CD\\
N \in SM \subset \left( {SMB} \right)
\end{array} \right.\) \( \Rightarrow N = CD \cap \left( {SBM} \right)\)
b) \((SBM) ≡ (SBN)\).
Dễ thấy \(S \in \left( {SAC} \right) \cap \left( {SBM} \right)\).
Trong \((ABCD)\) gọi \(O=AC\cap BN\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
O \in AC \subset \left( {SAC} \right)\\
O \in BN \subset \left( {SBN} \right)
\end{array} \right.\) \( \Rightarrow O \in \left( {SAC} \right) \cap \left( {SBN} \right)\)
Do đó: \(SO=(SAC)\cap(SBM)\).
c) Trong \((SBN)\) gọi \(I\) là giao của \(MB\) và \(SO\). Mà \(SO \subset \left( {SAC} \right)\)
Do đó: \(I=BM\cap (SAC)\)
d) Trong \((SAC)\), gọi \(P = AI \cap SC\)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
P \in AI \subset \left( {ABM} \right)\\
P \in SC
\end{array} \right. \) \(\Rightarrow P = SC \cap \left( {ABM} \right)\)
Lại có \(P \in SC\), mà \(SC \subset \left( {SCD} \right) \Rightarrow P \in \left( {SCD} \right).\)
\( \Rightarrow {\rm{ }}P \in \left( {AMB} \right) \cap \left( {SCD} \right).\)
Lại có: \(M ∈ (SCD)\) (gt)
\( \Rightarrow M \in \left( {MAB} \right) \cap \left( {SCD} \right)\)
Vậy giao tuyến của \((MAB)\) và \((SCD)\) là đường thẳng \(MP\).
Cách khác:
Câu d có thể dựng hình bằng cách khác như sau:
Trong \((ABCD)\) , gọi \(K = AB \cap CD\). Khi đó \(\left( {ABM} \right) \equiv \left( {AKM} \right)\)
Trong \((SCD)\), gọi \(P= MK\cap SC\). Lại có \(MK \subset \left( {ABM} \right)\).
Do đó: \(P=SC\cap (ABM)\)
Trong \((SDC)\) gọi \(Q=MK\cap SD\), \(MK \subset \left( {ABM} \right) \Rightarrow Q = SD \cap \left( {ABM} \right)\).
\( \Rightarrow PQ \subset \left( {ABM} \right),\,\,PQ \subset \left( {SCD} \right) \)\(\Rightarrow PQ = \left( {SCD} \right) \cap \left( {ABM} \right)\).
CHƯƠNG II. CẢM ỨNG
SBT Toán 11 - Cánh Diều tập 1
Chủ đề 2: Kĩ thuật di chuyển và chuyền bóng
Review (Units 5-8)
Chương 2. Chương trình đơn giản
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11