10.4
Đơn vị của mức cường độ âm là
A. Oát.
B. Đêxiben.
C. Oát trên mét vuông.
D. Niutơn trên mét vuông.
Phương pháp giải:
Sử dụng đơn vị mức cường độ âm
Lời giải chi tiết:
Đơn vị của mức cường độ âm là Đêxiben \((dB)\)
Chọn B
10.5
Khi cường độ âm tăng gấp \(100\)lần thì mức cường độ âm tăng
A. \(100{\rm{d}}B\). B. \(20{\rm{d}}B\).
C. \(30{\rm{d}}B\). D. \(40{\rm{d}}B\).
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính mức cường độ âm: \(L = 10\log \dfrac{I}{{{I_0}}}\)
Lời giải chi tiết:
+ Khi \({I_1} = I \Rightarrow L = 10\log \dfrac{I}{{{I_0}}}(dB)\)
+ Khi \({I_2} = 100I\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow L = 10\log \dfrac{{100I}}{{{I_0}}}\\ = 10\log 100 + 10\log \dfrac{I}{{{I_0}}}\\ = 20 + L(dB)\end{array}\)
Chọn B
10.6
Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Siêu âm có thể truyền trong chất rắn.
B. Siêu âm có tần số lớn hơn \(20KHz\).
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.
D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết đặc điểm của siêu âm.
Lời giải chi tiết:
C – sai vì: Siêu âm không thể truyền được trong chân không.
Chọn C
Đề kiểm tra giữa học kì 1
CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Ngữ văn 12 - tập 2
Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa