Câu 12.7.
Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. $CH_3NH_2$.
B. $NH_2 - CH_2 - COOH$.
C. $HOOC - CH_2 - CH_2 – CH(NH_2) - COOH$.
D. $CH_3COONa$.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài amino axit
tại đây
Dựa vào lí thuyết bài amintại đây
Lời giải chi tiết:
$CH_3COONa$, $CH_3NH_2$ làm quỳ tím chuyển xanh
$HOOC - CH_2 - CH_2 – CH(NH_2) - COOH$ làm quỳ tím chuyển màu hồng
$NH_2 - CH_2 - COOH$ không làm đổi màu quỳ tím
=> Chọn B
Câu 12.8.
Trong các chất dưới đây, chất nào tham gia phản ứng thế nguyên tử hiđro vủa vòng thơm bằng nguyên tử brom khó khăn nhất?
A. Benzen ($C_6H_6$)
B. Toluen ($C_6H_5−CH_3$)
C. Axit benzoic ($C_6H_5−COOH$)
D. Anilin ($C_6H_5−NH_2$)
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài benzen
tại đây
Lời giải chi tiết:
Axit benzoic ($C_6H_5−COOH$) do có nhóm thế −COOH hút e nên phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng thơm bằng nguyên tử brom khó khăn hơn.
=> Chọn C
Câu 12.9.
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit hoặc kiềm hoặc emzim.
B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
C. Khi protein thủy phân không hoàn toàn thì tạo ra các chuỗi peptit.
D. Khi protein thủy phân hoàn toàn thì sản phẩm cuối cùng chỉ là một hỗn hợp các α- amino axit.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài peptit và protein
tại đây
Lời giải chi tiết:
Protein phân làm hai loại: Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α amino axit.Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần phi protein như axit nucleic, lipit...
=>Khi protein thủy phân hoàn toàn thì sản phẩm cuối cùng chỉ là một hỗn hợp các α- amino axit là sai
=> Chọn D.
Câu 12.10.
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí $CO_2$ ; 2,80 lít khí $N-2$ (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 g $H_2O$. Công thức phân tử của X là
A.$C_4H_9N$
B.$C_3H_7N$
C.$C_2H_7N $
D.$C_3H_9N$
Phương pháp giải:
- Gọi CTPT amin và viết phương trình hóa học
- Số mol nitơ => số mol amin
- Số mol $H_2O,CO_2$
=> CTPT amin
Lời giải chi tiết:
$n_{CO_2}=\dfrac{16,8}{22,4}=0,75mol$
$n_{H_2O}=\dfrac{20,25}{18}=1,125mol$
$n_{N_2}=\dfrac{2,8}{22,4}=0,125mol$
Gọi công thức của amin là: $C_xH_yN$
$C_xH_yN + (x+\dfrac{y}{2}) O_2 →(t^o) xCO2+ \dfrac{y}{2} H_2O + \dfrac{1}{2} N_2$
$n_{amin}=2n_{N_2}=0,25mol$
=> $x=\dfrac{0,75}{0,25}=3$
$y=\dfrac{2×1,125}{0,25}=9$
CTPT của amin là $C_3H_9N$
=> Chọn D
Câu 12.11.
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử $C_2H_7NO_2$ tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch Y và 4,48lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Tỉ khối của Z đối với $H_2$ bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được muối khan có khối lượng là
A. 16,5g
B.14,3g
C.8,9g
D.15,7g
Phương pháp giải:
- Xác định CT hai muối
- Lập hệ phương trình về số mol hai khí=> số mol khí=> số mol muối tương ứng
Lời giải chi tiết:
Vì hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử $C_2H_7NO_2$ tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp Z gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm)
=> CTPT hai muối là $HCOONH_3CH_3H, CH_3COONH_4$
$HCOONH3CH3+NaOH→HCOONa+CH3NH2+H2O$
$CH3COONH4+NaOH→CH3COONa + NH3+H2O$
$n_{NH_3}=x, n_{CH_3NH_2}=y$
$n_{hhkhi}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2mol$
$m_{hhkhi}=0,2×13,75×2=5,5g$
Ta có hệ phương trình
$x+y=0,2$
$17×x+31×y=5,5$
=>$x=0,05mol; y=0,15mol$
=>$n_{HCOONa}=0,15mol, n{CH_3COONa}=0,05mol$
$m_{HCOONa}=10,2gam; m_{CH3COONa}=4,1gam$
$m_{muối}=14,3g$
=> Chọn B
Chương 6. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ