Câu 1 1
Nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu ở vùng ôn đới là
A. đất đài nguyên
B. đất pốtdon
C. băng tuyết
D. đất đen, hạt dẻ thảo nguyên
Phương pháp giải:
- Quan sát hình 16.1 SGK
Lời giải chi tiết:
Nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu ở vùng ôn đới là đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao
=> Đáp án lựa chọn là D
Câu 1 2
Ở khu vực Bắc Phi, nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất?
A. Đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng.
B. Đất phù sa.
C. Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
D. Đất đỏ, nâu đỏ xa van.
Phương pháp giải:
- Quan sát hình 16.1 SGK
Lời giải chi tiết:
Ở khu vực Bắc Phi loại đất chiếm diện tích lớn nhất là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc
=> Đáp án lựa chọn là C
Câu 1 3
Thảm thực vật tiêu biểu ở khu vực Xích đạo là
A. rừng nhiệt đới ẩm và gió mùa
B. rừng mưa nhiệt đới
C. xavan
D. hoang mạc
Phương pháp giải:
- Quan sát hình 16.2 SGK
Lời giải chi tiết:
Thảm thực vật tiêu biểu ở khu vực Xích đạo là rừng mưa nhiệt đới
=> Đáp án lựa chọn là B
Câu 1 4
Đài nguyên phân bố chủ yếu ở vùng
A. cận cực ở bán cầu Bắc.
B. cận cực ở bán cầu Nam.
C. ôn đới ở bán cầu Bắc.
D. ôn đới ở bán cầu Nam.
Phương pháp giải:
- Quan sát hình 16.2 SGK
Lời giải chi tiết:
Đài nguyên phân bố chủ yếu ở khu vực cận cực bán cầu Bắc
=> Đáp án lựa chọn là A.
Câu 1 5
Kiểu thảm thực vật tiêu biểu của Việt Nam là
A. rừng nhiệt đới ẩm và gió mùa
B. rừng mưa nhiệt đới
C. rừng nhiệt đới khô
D. xavan
Phương pháp giải:
- Quan sát hình 16.2 SGK
Lời giải chi tiết:
Kiểu thảm thực vật tiêu biểu của Việt Nam là rừng nhiệt đới ẩm và gió mùa
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 2
Dựa vào hình 16.3 trong SGK, em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp
Phương pháp giải:
Quan sát hình 16.3 trong SGK
Lời giải chi tiết:
1. Đất đỏ cận nhiệt – c. rừng dẻ
2. Đất đồng cỏ núi – e. đồng cỏ An-pin
3. Đất rừng màu nâu – a. rừng dẻ và sồi
4. Đất hạt dẻ và nâu sẫm – b. thảo nguyên
5. Đất potdon – d. rừng lãnh sam
Câu 1 3
Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố của đất và sinh vật theo chiều bắc – nam, đông – tây và theo độ cao.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
- Sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện khí hậu. Sự phân hóa các đới khí hậu theo chiều bắc - nam đã dẫn tới sự phân hóa theo chiều bắc - nam của các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính. Ví dụ: ở đới lạnh thảm thực vật chính là đài nguyên và đất đài nguyên, còn ở khu vực đới nóng sẽ có thảm thực vật là rừng mưa nhiệt đới.
- Sự phân bố đất và sinh vật cũng thay đổi theo chiều đông – tây, mức độ chịu ảnh hưởng của biển, với kiểu thảm thực vật từ rừng lá rộng, rừng hỗn hợp và dần chuyển sang rừng lá kim khi vào sâu nội địa
- Sự tăng, giảm của nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí theo độ cao đã tạo điều kiện hình thành các kiểu thảm thực vật và nhóm đất theo độ cao điển hình ở các dãy núi cao như An-po, Himalaya, Capca….
Chương 4. Ba định luật Newwton. Một số lực trong thực tiễn
Unit 10: Lifestyles
Chương 10: Địa lí các ngành kinh tế
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Toán lớp 10