Trong không gian \(Oxyz\) cho mặt phẳng \((α)\) có phương trình \(4x + y + 2z + 1 = 0\) và mặt phẳng \((β)\) có phương trình \(2x - 2y + z + 3 = 0\).
LG a
a) Chứng minh rằng \((α)\) cắt \((β)\).
Phương pháp giải:
Gọi \(\overrightarrow {n_1} ;\overrightarrow {n_2} \) lần lượt là VTPT của hai mặt phẳng \(\left( \alpha \right);\,\,\left( \beta \right)\), chứng minh hai vector \({\overrightarrow {n_1} ;\overrightarrow {n_2} }\) không cùng phương.
Lời giải chi tiết:
Mặt phẳng \((α)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {n_1} = (4; 1; 2)\)
Mặt phẳng \((β)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {n_2} = (2; -2; 1)\)
Vì \({4 \over 2} \ne {1 \over { - 2}} \ne {2 \over 1} \Rightarrow \overrightarrow {n_1} \) và \(\overrightarrow {n_2} \) không cùng phương.
Suy ra \((α)\) và \((β)\) cắt nhau.
LG b
b) Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) là giao của \((α)\) và \((β)\).
Phương pháp giải:
Tìm một điểm thỏa mãn hệ phương trình \(\left\{ \matrix{4x + y + 2z + 1 = 0 \hfill \cr 2x - 2y + z + 3 = 0 \hfill \cr} \right.\), điểm đó thuộc d.
\(\overrightarrow u = \left[ {\overrightarrow {{n_1}} ;\overrightarrow {{n_2}} } \right]\) là 1 VTCP của đường thẳng \(d\).
Viết phương trình tham số của đường thẳng biết một điểm đi qua và VTCP.
Lời giải chi tiết:
\((α)\) cắt \((β)\) nên \(\overrightarrow {{n_1}} \) và \(\overrightarrow {{n_2}} \) có giá vuông góc với đường thẳng \(d\), vì vậy vectơ \(\overrightarrow {{u_1}} = \left[ {\overrightarrow {{n_1}} ,\overrightarrow {{n_2}} } \right]= (5; 0; -10\)) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng \(d\).
Ta có thể chọn vectơ \(\overrightarrow u = (1; 0; -2)\) làm vectơ chỉ phương.
Ta tìm một điểm nằm trên \(d\).
Xét hệ\(\left\{ \matrix{
4x + y + 2z + 1 = 0 \hfill \cr
2x - 2y + z + 3 = 0 \hfill \cr} \right.\)
Cho \(x = 1\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}y + 2z = - 5\\ - 2y + z = - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = 1\\z = - 3\end{array} \right.\) nên \({M_0}\left( {1;1; - 3} \right) \in \left( \alpha \right) \cap \left( \beta \right)\) hay \({M_0} \in d\)
Phương trình tham số của \(d\) là:\(\left\{ \matrix{
x = 1 + t \hfill \cr
y = 1 \hfill \cr
z = - 3 - 2t \hfill \cr} \right.\)
Cách 2:
Phương trình đt d là nghiệm của hệ phương trình:
\(\left\{ \matrix{
4x + y + 2z + 1 = 0 \hfill \cr
2x - 2y + z + 3 = 0 \hfill \cr} \right.\)
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
4x + y + 2z + 1 = 0\\
4x - 4y + 2z + 6 = 0
\end{array} \right.\\
\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
4x + y + 2z + 1 - (4x - 4y + 2z + 6) = 0\\
4x + y + 2z + 1 = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
5y - 5 = 0\\
4x + y + 2z + 1 = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y = 1\\
4x + 1 + 2z + 1 = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y = 1\\
2x + z + 1 = 0
\end{array} \right.
\end{array}\)
Đặt x = t, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
y = 1\\
x = t\\
2t + z + 1 = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = t\\
y = 1\\
z = - 2t - 1
\end{array} \right.\)
Vậy giao tuyến của 2 mặt phẳng có PT là
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = t\\
y = 1\\
z = - 2t - 1
\end{array} \right.\)
LG c
c) Tìm điểm \(M'\) đối xứng với điểm \(M(4 ; 2 ; 1)\) qua mặt phẳng \((α)\).
Phương pháp giải:
Tìm tọa độ hình chiếu H của điểm M trên mặt phẳng \((α)\).
- Viết phương trình đường thẳng d đi qua M và vuông góc với mặt phẳng \((α)\).
- Tìm tọa độ điểm H là giao điểm của d và mặt phẳng \((α)\).
Khi đó H là trung điểm của MM', suy ra tọa độ của điểm M'.
Lời giải chi tiết:
Mặt phẳng \((α)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = (4; 1; 2)\).
Đường thẳng \(∆\) đi qua \(M(4; 2; 1)\) và vuông góc với \((α)\), nhận vectơ \(\overrightarrow n \) làm vectơ chỉ phương và có phương trình tham số:
\(\left\{ \matrix{
x = 4 + 4t \hfill \cr
y = 2 + t \hfill \cr
z = 1 + 2t \hfill \cr} \right.\)
Gọi \(H = \Delta \cap \left( \alpha \right)\) \( \Rightarrow H\left( {4 + 4t;2 + t;1 + 2t} \right)\).
Thay tọa độ \(H\) vào \(\left( \alpha \right)\) ta có:
\(4(4 + 4t) + (2 + t) + 2(1 + 2t) + 1 = 0\)
\( \Leftrightarrow 21t + 21 = 0 \Leftrightarrow t = - 1 \) \(\Rightarrow H (0; 1; -1)\)
Gọi \(M' (x; y; z)\) đối xứng với \(M\) qua mp \((α)\) thì H là trung điểm MM'
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{M'}} = 2{x_H} - {x_M}\\{y_{M'}} = 2{y_H} - {y_M}\\{z_{M'}} = 2{z_H} - {z_M}\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{M'}} = 2.0 - 4 = - 4\\{y_{M'}} = 2.1 - 2 = 0\\{z_{M'}} = 2.\left( { - 1} \right) - 1 = - 3\end{array} \right.\) \( \Rightarrow M'\left( { - 4;0; - 3} \right)\)
LG d
d) Tìm điểm \(N'\) đối xứng với điểm \(N(0 ; 2 ; 4)\) qua đường thẳng \(d\).
Phương pháp giải:
Tìm tọa độ hình chiếu I của điểm N trên đường thẳng \(d\).
- Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua N và vuông góc với đường thẳng \(d\).
- Tìm tọa độ điểm I là giao điểm của (P) và đường thẳng \(d\).
Khi đó I là trung điểm của NN', suy ra tọa độ của điểm N'.
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow a = (1; 0; -2)\).
Mặt phẳng \((P)\) đi qua \(N(0; 2; 4)\) và vuông góc với \(d\), nhận \(\overrightarrow a \) làm vectơ pháp tuyến và có phương trình:
\(1(x - 0) + 0(y - 2) - 2(z - 4) = 0\)
\((P)\): \(x - 2z + 8 = 0\)
Ta tìm giao điểm \(I\) của \(d\) và \((P)\). Ta có:
\(1+s - 2(-3-2s) + 8 = 0\)\( \Leftrightarrow s = -3 \Leftrightarrow I( -2; 1; 3)\)
\(N' (x; y; z)\) là điểm đối xứng của \(N\) qua \(d\) thì \(\overrightarrow {NN'} = 2\overrightarrow {NI} \)
\(\overrightarrow {NI} = (-2; -1; -1)\), \(\overrightarrow {NN'} = (x; y - 2; z - 4) \)
\( \Rightarrow \left\{ \matrix{
x = ( - 2).2 \hfill \cr
y - 2 = ( - 1).2 \hfill \cr
z - 4 = ( - 1).2 \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
x = - 4 \hfill \cr
y = 0 \hfill \cr
z = 2 \hfill \cr} \right.\)
\(\Rightarrow N'( - 4;0;2)\)
Cách khác:
Gọi \(I\) là hình chiếu của \(N\) trên \(d\)\( \Rightarrow I\left( {1 + t;1; - 3 - 2t} \right) \in d\).
\(\overrightarrow {NI} = \left( {1 + t; - 2; - 7 - 2t} \right)\)
\(IN \bot d\) \( \Leftrightarrow \overrightarrow {IN} .\overrightarrow {{u_d}} = 0\)
\( \Leftrightarrow 1.\left( {1 + t} \right) + 0.\left( { - 2} \right) - 2.\left( { - 7 - 2t} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow 1 + t + 14 + 4t = 0\)
\( \Leftrightarrow 15 + 5t = 0 \Leftrightarrow t = - 3\)
\( \Rightarrow I\left( { - 2;1;3} \right)\)
\(N'\) đối xứng \(N\) qua \(I\) nên \(I\) là trung điểm \(NN'\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{N'}} = 2{x_I} - {x_N}\\{y_{N'}} = 2{y_I} - {y_N}\\{z_{N'}} = 2{z_I} - {z_N}\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{N'}} = 2.\left( { - 2} \right) - 0 = - 4\\{y_{N'}} = 2.1 - 2 = 0\\{z_{N'}} = 2.3 - 4 = 2\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow N'\left( { - 4;0;2} \right)\)
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 12
Chương 6. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân
Một số tác giả, tác phẩm, nghị luận văn học, xã hội tham khảo