Đề bài
Trên tia Ox cho hai điểm A, B sao cho \(OA = 4cm, OB = 8cm.\)
a) Tính độ dài đoạn AB.
b) Chứng tỏ A là trung điểm của đoạn thẳng OB.
c) Lấy điểm C thuộc tia đối của tia Ox sao cho OC = 2cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Tính độ dài OM.
Lời giải chi tiết
a) Trên tia Ox cho hai điểm A, B mà \(OA < OB\; (4cm < 8cm)\)
Nên A nằm giữa O và B
Ta có: \(OA + AB = OB\). Do đó \(AB = OB – OA = 8 – 4 = 4 (cm)\)
b) Ta có A nằm giữa O và B, \(OA = AB \;(= 4cm)\)
Do đó A là trung điểm của đoạn thẳng OB
c) C \( \in \) tia đối của tia Ox. Nên OC, Ox là hai tia đối nhau
Mà B \( \in \) tia Ox. Do đó OC, OB là hai tia đối nhau => O nằm giữa B và C
Ta có: \(BC = OB + OC = 8 + 2 = 10 (cm)\) và M là trung điểm của BC
Nên \(MB =\dfrac {{BC}}{2} = \dfrac{{10}}{2} = 5(cm)\)
Trên tia BO có hai điểm M, O mà BM < BO (5cm < 8cm) nên M nằm giữa O và B
Ta có \(OM + MB = OB.\) Vậy \(OM = OB - MB = 8 - 5 = 3 (cm)\)
GIẢI ĐỊA LÍ 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6
CHƯƠNG II - BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CÁNH DIỀU SIÊU NGẮN
Chủ đề 6. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Ôn tập hè Toán Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK Toán - Cánh diều Lớp 6
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6