1. Nội dung câu hỏi
Cho enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của các chất trong bảng sau.
a) Viết phương trình đốt cháy hoàn toàn $\mathrm{C}_6 \mathrm{H}_6, \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_5 \mathrm{OH}$ và $\mathrm{CH}_3 \mathrm{COOH}$ với hệ số nguyên tối giản.
b) Chất nào trong các chất trên có biến thiên enthalpy của phản ứng lớn hơn ( $\Delta_r \mathrm{H}_{298}^{\circ}$ âm hơn).
c) Từ kết quả tính toán hãy so sánh biến thiên enthalpy của phản ứng khi đốt cháy cùng khối lượng $\mathrm{C}_6 \mathrm{H}_6, \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_5 \mathrm{OH}$ và $\mathrm{CH}_3 \mathrm{COOH}$.
2. Phương pháp giải
a) Sản phẩm của các phương trình cháy là $\mathrm{CO}_2$ và $\mathrm{H}_2 \mathrm{O}$.
b) Biểu thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn theo enthalpy tạo thành:
$\Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^0=\sum \Delta_{\mathrm{f}} \mathrm{H}_{298}^0(\mathrm{sp})-\sum \Delta_{\mathrm{f}} \mathrm{H}_{298}^0(\mathrm{tg})$
Nhiệt tạo thành của đơn chất bằng 0.
c) Lấy khối lượng của các chất trên bằng nhau rồi tính mol và biến thiên enthalpy của phản ứng.
3. Lời giải chi tiết
a) Phương trình đốt cháy hoàn toàn các chát:
$\begin{aligned}
& \mathrm{C}_6 \mathrm{H}_6(l)+\frac{15}{2} \mathrm{O}_2(g) \xrightarrow{\mathrm{t}^{\circ}} 6 \mathrm{CO}_2(g)+3 \mathrm{H}_2 \mathrm{O}(g) \\
& \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_5 \mathrm{OH}(l)+3 \mathrm{O}_2(g) \xrightarrow{\mathrm{t}^{\circ}} 2 \mathrm{CO}_2(g)+3 \mathrm{H}_2 \mathrm{O}(g) \\
& \mathrm{CH}_3 \mathrm{COOH}(\ell)+2 \mathrm{O}_2(g) \longrightarrow \mathrm{t}^{\circ} 2 \mathrm{CO}_2(g)+2 \mathrm{H}_2 \mathrm{O}(g)
\end{aligned}$
b) Biến thiên enthalpy của phản ứng:
$\begin{aligned} & \mathrm{C}_6 \mathrm{H}_6(l)+\frac{15}{2} \mathrm{O}_2(g) \xrightarrow{\mathrm{t}^{\circ}} 6 \mathrm{CO}_2(g)+3 \mathrm{H}_2 \mathrm{O}(g) \\ & \Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^{\circ}=6 \times \Delta_{\mathrm{f}} \mathrm{H}_{298}^0\left(\mathrm{CO}_2\right)+3 \times \Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^0\left(\mathrm{H}_2 \mathrm{O}\right)-\Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^0\left(\mathrm{C}_6 \mathrm{H}_6\right) \\ & =6 \times(-393,5)+3 \times(-241,82)-49,00=-3135,46(\mathrm{~kJ}) . \\ & \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_5 \mathrm{OH}(\ell)+3 \mathrm{O}_2(\mathrm{~g}) \xrightarrow{\mathrm{t}^{\circ}} 2 \mathrm{CO}_2(\mathrm{~g})+3 \mathrm{H}_2 \mathrm{O}(\mathrm{g}) \\ & \Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^0=2 \times \Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^0\left(\mathrm{CO}_2\right)+3 \times \Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^0\left(\mathrm{H}_2 \mathrm{O}\right)-\Delta_{\mathrm{f}} \mathrm{H}_{298}^0\left(\mathrm{C}_2 \mathrm{H}_5 \mathrm{OH}\right) \\ & =2 \times(-393,5)+3 \times(-241,82)-(-277,63)=-1234,83(\mathrm{~kJ}) \text {. } \\ & \mathrm{CH}_3 \mathrm{COOH}(\ell)+2 \mathrm{O}_2(g) \xrightarrow{t^{\circ}} 2 \mathrm{CO}_2(g)+2 \mathrm{H}_2 \mathrm{O}(g) \\ & \Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^{\circ}=2 \times \Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^0\left(\mathrm{CO}_2\right)+2 \times \Delta_{\mathrm{f}} \mathrm{H}_{298}^0\left(\mathrm{H}_2 \mathrm{O}\right)-\Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^0\left(\mathrm{CH}_3 \mathrm{COOH}\right) \\ & =2 \times(-393,5)+2 \times(-241,82)-(-487,00)=-783,64(\mathrm{~kJ}) \text {. } \\ & \end{aligned}$
c) Biết $\mathrm{M}_{\mathrm{C}_6 \mathrm{H}_6}=78 ; \mathrm{M}_{\mathrm{C}_2 \mathrm{H}_5 \mathrm{OH}}=46 ; \mathrm{M}_{\mathrm{CH}_3 \mathrm{COOH}}=60$.
Xét khi đốt cháy cùng khối lượng là 78 gam thì
$\begin{aligned}
& \mathrm{C}_6 \mathrm{H}_6 \text { có } \Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^{\circ}=-3135,46 \mathrm{~kJ} ; \\
& \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_5 \mathrm{OH} \text { có } \Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^{\circ}=-2093,84 \mathrm{~kJ} ; \\
& \mathrm{CH}_3 \mathrm{COOH} \text { có } \Delta_{\mathrm{r}} \mathrm{H}_{298}^{\circ}=-1018,73 \mathrm{~kJ} .
\end{aligned}$
Vậy khi đốt cháy cùng khối lượng thì biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy các chất theo thứ tự giảm dần $\mathrm{C}_6 \mathrm{H}_6, \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_5 \mathrm{OH}, \mathrm{CH}_3 \mathrm{COOH}$.
Phần một. Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới
Chương VI. Bảo vệ môi trường
Bài 18: Hợp chất carbonyl
Chương 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Unit 9: Good citizens
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11
SBT Hóa Lớp 11