Câu 1
Câu 1 (Trang 22, SGK giáo dục thể chất 11 môn bóng đá):
Nêu những điểm khác nhau giữa kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân với kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 12 và trang 18)
- Chỉ ra những điểm khác nhau giữa kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân với kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp áp dụng kĩ thuật:
+ Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân: Thường được sử dụng để chuyền bóng ở cự li trung bình và xa, đá phạt và sút bóng vào cầu môn với đường bóng đi nhanh, mạnh và xoáy.
+ Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân: Kỹ thuật thường được sử dụng để đá phạt và sút bóng vào cầu môn với đường bóng đi nhanh, mạnh.
- Chạy đà:
+ Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân: Chạy đà thẳng từ 3 - 4 m theo hướng đá với tốc độ tăng dần. Ở bước cuối, chân trái bước dài về trước đặt bàn chân cách bóng từ 10 – 15 cm làm trụ, thân người hơi đổ về trước, tay đánh lăng rộng để giữ thăng bằng
+ Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân: Chạy đà thắng từ 3 – 4 m theo hướng đá với tốc độ tăng dần. Ở bước cuối, chân trái bước dài về trước làm trụ, bàn chân đặt bên trái và cách bóng từ 15 - 20 cm theo hướng đá, thân người hơi đổ về trước, tay đánh rộng để giữ thăng bằng
- Đá bóng:
+ Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân: Chân phải (chân lăng) đưa đùi từ sau ra trước, khớp gối co để giữ cẳng chân, đầu gối và mũi bàn chân xoay vào phía trong, bàn chân duỗi căng, mũi bàn chân hướng xuống mặt sân .Lúc này duỗi thẳng chân, mu ngoài bàn chân tiếp xúc vào tâm sau của bóng đá bóng đi . Khi tiếp xúc bóng, cổ chân cứng.
+ Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân: Chân phải đá lăng đưa đùi từ sau ra trước, khớp gối co để giữ cẳng chân. Khi đùi gần đến phương thẳng đứng, cẳng chân lăng mạnh về trước, bàn chân duỗi thẳng, hướng xuống mặt sân, mu giữa bàn chân tiếp xúc vào tâm sau của bóng, đá bóng đi. Khi tiếp xúc bóng, toàn bộ chân phải tạo thành một khối chắc chắn.
- Kết thúc:
+ Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân: Chân phải duỗi thẳng, hướng vào trong, thân người xoay sang phía chân trái, hai tay đánh tự nhiên để giữ thăng bằng
+ Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân: Chân phải duỗi thẳng, mu bàn chân hướng về hướng đá, hông bên phía chân thuận đưa về trước, chân trái chùng gối để giữ thăng bằng và chuẩn bị thực hiện các động tác tiếp theo
Câu 2
Câu 2 (Trang 22, SGK giáo dục thể chất 11 môn bóng đá):
Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân có thể vận dụng trong những tình huống nào khi tập luyện và thi đấu bóng đá
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 18)
- Chỉ ra những tình huống sử dụng kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân
Lời giải chi tiết:
Thường được sử dụng để chuyền bóng ở cự li trung bình và xa, đá phạt và sút bóng vào cầu môn với đường bóng đi nhanh, mạnh và xoáy.
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương III - Hóa học 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Unit 16: The Wonders Of The World - Các kì quan của thế giới
A - KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
SGK Giáo dục thể chất - Đá cầu - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Kiến thức chung - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Bóng chuyền - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Bóng đá - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục thể chất - Bóng rổ - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Cầu lông - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục thể chất - Bóng chuyền - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục thể chất - Bóng đá - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Cầu lông - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Bóng chuyền - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Bóng rổ - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Cầu lông - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Bóng rổ - Chân trời sáng tạo