Câu 1
Câu 1 (Trang 38, SGK giáo dục thể chất 11 môn đá cầu ):
Kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện và giao cầu cao chân nghiêng mình khác nhau ở điểm nào? Trình bày ưu điểm của mỗi kĩ thuật giao cầu trên.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần Kiến thức mới ( SGK trang 30 và trang 35)
- Chỉ ra những điểm khác nhau khi thực hiện hai kĩ thuật và ưu điểm của mỗi kĩ thuật
Lời giải chi tiết:
* Khác nhau
- Kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện
+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân phải để sau, bàn chân trái đặt vuông góc và cách đường biên khoảng 20cm, chân phải chống xuống mặt sân, hơi quay ra ngoài sao cho hai bàn chân hợp nhau một góc 45 độ, và hai gót chân cách nhau khoảng 35-40 cm. Thân người thẳng tự nhiên, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trái, tay phải cầm đầu, tay còn lại buông tự nhiên, mắt quan sát đối phương để chọn thời điểm giao cầu tốt nhất
+ Thực hiện: Từ TTCB, tung cầu cao ngang ngực, cách cơ thể từ 40-50 cm. Chân trái làm trụ, chân phải lăng từ sau ra trước, đồng thời nâng đùi lên cao, mu bàn chân tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 60-70 cm, đá cầu đi, hướng bàn chân theo hướng giao cầu, thân người hơi ngả về trước
- Kĩ thuật giao cầu cao chân nghiêng mình
+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân phải để sau, bàn chân trái hợp với đường biên ngang một góc từ 35 – 45°, bàn chân cách đường giới hạn giao cầu từ 40 – 50 cm, thân trên xoay sang phải sao cho vai gần vuông góc với đường biên ngang, tay phải cầm cầu .
+ Thực hiện: Từ TTCB, tung cầu chếch ra phía trước về phía chân phải và cách người khoảng 1 m. Khi cầu rơi xuống, thân trên nghiêng nhiều hơn, chân đá cầu nâng cao, quét ngang theo đường vòng cung từ sau ra trước, mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu ở độ cao ngang hông, đã cầu đi .
* Ưu điểm:
- Kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện: Là kĩ thuật cơ bản được sử dụng để bắt đầu một pha cầu
- Kĩ thuật giao cầu cao chân nghiêng mình: Là kĩ thuật cơ bản được sử dụng để bắt đầu một pha cầu
Câu 2
Câu 2 (Trang 38, SGK giáo dục thể chất 11 môn đá cầu ):
Em hãy giới thiệu vị trí của các trọng tài trên sân khi thi đấu đá cầu.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2. Một số quy định cơ bản về vị trí của trọng tài trong Luật thi đấu đá cầu( SGK trang 36)
- Chỉ ra vị trí của các trọng tài trên sân khi thi đấu đá cầu
Lời giải chi tiết:
- Trọng tài trong thi đấu đá cầu gồm: Trọng tài thứ nhất, trọng tài thứ hai, 1 trọng tài tính điểm (và 1 trọng tài thư kí tính điểm), 2 trọng tài biên.
+ Trọng tài thứ nhất đứng ở vị trí một đầu lưới, tầm quan sát ngang của trọng tải là 50 cm trên lưới.
+ Trọng tài thứ hai đứng bên kia lưới, đối diện trọng tài thứ nhất.
+ Trọng tài tính điểm ngồi tại khu vực bảng điểm trên sân, đối diện trọng tài thứ nhất.
+ Trọng tài thư kí tính điểm ngồi bên cạnh trọng tài tính điểm tại bảng điểm.
+ Hai trọng tài biên đứng chéo theo các góc đối diện của sân, cách góc sân 1 m.
Unit 6: Social issues
Chủ đề 3: Kĩ thuật đá bóng
Hello!
Chủ đề 5: Kĩ thuật đánh đầu
ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH - TOÁN 11 NÂNG CAO
SGK Giáo dục thể chất - Kiến thức chung - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Bóng chuyền - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Bóng đá - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục thể chất - Bóng rổ - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Bóng đá - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Cầu lông - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục thể chất - Bóng chuyền - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục thể chất - Bóng đá - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Cầu lông - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục thể chất - Bóng chuyền - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Bóng rổ - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Cầu lông - Cánh Diều
SGK Giáo dục thể chất - Bóng rổ - Chân trời sáng tạo