Nội dung
Trận bóng vui vẻ, thú vị của bố và bạn nhỏ. |
Phần I
Nói về trò chơi vận động trong tranh: |
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát tranh và nói về trò chơi vận động trong tranh theo gợi ý:
- Trò chơi trên là trò chơi gì?
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Dụng cụ sử dụng là những gì?
- Lợi ích của trò chơi vận động ấy.
Lời giải chi tiết:
Bức tranh vẽ các bạn đang chơi trò chơi “Ném bóng vào rổ”. Các bạn đang xếp thành hàng và nối tiếp nhau ném những quả bóng đá vào rổ. Trò chơi này rèn luyện sức khỏe và sự khéo léo sao cho đưa được bóng vào trúng rổ.
Phần II
Đọc và trả lời câu hỏi:
Chơi bóng với bố
Không cần kẻ vạch biên vôi
Sân gạch cũng thành sân bóng
Cầu môn? Chuyện ấy dễ rồi
Chỉ cần một đôi dép mỏng...
Bố là... thủ môn ngoại hạng
Con là danh thủ nhí thôi
Quả bóng nhựa thường lăn sệt
Lênh khênh bố phải... bắt ngồi!
Mỗi lần có pha thủng lưới
Bố, con cùng vỗ tay cười
Trận đấu chỉ có hai người
Mà cũng rộn ràng ra phết...
Chơi hoài con không biết mệt
Chỉ thương bố mướt mồ hôi
Danh thủ con dừng chân sút
Mời thủ môn bố nghỉ thôi!
Nguyễn Ngọc Hưng
• Vạch biên (còn gọi là đường
biên): bạch giới hạn độ dài, rộng của sân bóng.
• Thủ môn ngoại hạng: người
bắt bóng đặc biệt xuất sắc.
• Danh thủ: cầu thủ giỏi, nổi tiếng.
Câu 1
Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách nào? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ đầu để biết bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách nào.
Lời giải chi tiết:
Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách:
Không cần kẻ vạch biên vôi
Sân gạch cũng thành sân bóng
Cầu môn là một đôi dép mỏng...
Câu 2
Bạn nhỏ so sánh bố và mình với gì? |
Phương pháp giải:
Em đọc hai dòng đầu khổ thơ thứ hai để biết bạn nhỏ so sánh bố và mình với gì.
Lời giải chi tiết:
Bố là... thủ môn ngoại hạng
Con là danh thủ nhí thôi
Câu 3
Muốn bắt được quả bóng nhựa, bố phải làm gì? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Em đọc hai dòng thơ cuối khổ hai để biết để bắt được quả bóng nhựa, bố phải làm gì và vì sao.
Lời giải chi tiết:
Lênh khênh bố phải... bắt ngồi vì quả bóng nhựa thường lăn sệt.
Câu 4
Theo em, vì sao trận đấu chỉ có hai người mà vẫn rộn ràng? |
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ ba để biết vì sao trận đấu chỉ có hai người mà vẫn rộn ràng.
Lời giải chi tiết:
Trận đấu chỉ có hai người mà vẫn rộn ràng vì mỗi lần có pha thủng lưới, bố, con cùng vỗ tay cười.
Câu 5
Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì? |
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ cuối để biết khổ thơ nói lên điều gì.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ cuối bài nói lên rằng: Em bé rất thương bố, còn bố thì lại yêu chiều cậu con trai, dù mệt ướt đẫm mồ hôi nhưng bố vẫn chơi cùng con, em bé nhận ra liền dừng sút để bố nghỉ cho đỡ mệt.
Câu 6
Đọc một bản tin thể thao: a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính. b. Chia sẻ với bạn một vài hiểu biết của em về môn thể thao được nhắc đến trong bản tin. |
Phương pháp giải:
a. Em đọc một bản tin về thể thao trên báo văn hóa – thể thao hoặc trên báo mạng.
Sau đó viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích theo gợi ý:
Tên bản tin
Tên báo có bản tin
Tên môn thể thao
Các thông tin mới và thú vị
- Môn thể thao đó là gì?
- Môn thể thao đó chơi như thế nào?
- Môn thể thao đó có lợi ích gì?
- Điều thú vị về môn thể thao đó.
Lời giải chi tiết:
a. Em có thể tham khảo bài sau:
Tên bản tin: "Chảo lửa" Việt Trì phủ kín 20.000 khán giả, dậy sóng cổ vũ U23 Việt Nam
Tên báo có bản tin: Báo Dân trí
Tên môn thể thao: Bóng đá
Các thông tin mới và thú vị: Gần 20.000 khán giả phủ kín các khán đài sân vận động Việt Trì tạo nên một bầu không khí cuồng nhiệt trong trận giao hữu giữa U23 Việt Nam với U20 Hàn Quốc trước thềm SEA Games 31.
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3