Nội dung
Sự tương tác, kết nối của giọt sương và chim vành khuyên. Sự hòa hợp của các sự vật trong tự nhiên. |
Phần I
Trao đổi với bạn những điều em biết về: |
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát hình ảnh kết hợp với hiểu biết của mình để trao đổi với bạn về: giọt sương, mặt trời, chim hót.
Lời giải chi tiết:
- Buổi sáng, những giọt sương nhỏ đọng lại trên những lá cây mang lại cảm giác tươi mới và trong lành.
- Bình minh lên, những tia nắng đầu tiên thức dậy và chiếu qua ô cửa sổ nhà tớ. Nắng nhảy nhót xung quanh, lấp lánh.
- Trên cành cây, trước nhà tớ, mỗi buổi sáng đều có một chú chim vành khuyên bay đến, đậu trên cây và hót líu lo như bản nhạc buổi sớm mai.
Phần II
Đọc và trả lời câu hỏi
Giọt sương
1. Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Nó đã ngủ ở đó suốt đêm. Đến sáng, những tia nắng đầu tiên thức dậy nhảy nhót xung quanh, nhưng nó vẫn nằm im, lấp lánh.
Giọt sương trong vắt. Trong đến nỗi soi mình vào đó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng trôi lững thững. Nó biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.
2. “Tờ-rích, tờ-rích". Một chị vành khuyến bay đến, đậu trên hàng rào. Mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt lăn xuống đất.
Giọt sương vội thì thầm:
- Chị đến thật đúng lúc!
Nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, chị vành khuyên hiểu được khát vọng của nó. Chị cúi xuống, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.
3. Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu...
Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của vành khuyên.
Theo Trần Đức Tiến
(:)
• Lững thững: gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một.
• Tồn tại: còn lại, chưa mất đi.
• Tinh khiết: rất sạch, không lẫn tạp chất.
• Nhã ý: ý tốt, thể hiện sự quan tâm, quý mến.
• Vĩnh viễn: tồn tại mãi mãi.
Câu 1
Giọt sương được tả như thế nào khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó? |
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ nhất để xem giọt sương được tả như thế nào khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó.
Lời giải chi tiết:
Những tia nắng đầu tiên thức dậy nhảy nhót xung quanh, nhưng nó vẫn nằm im, lấp lánh.
Câu 2
Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương. |
Phương pháp giải:
Em đọc tiếp đoạn 1 của bài đọc để tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương:
Nó vẫn nằm im, lấp lánh.
Giọt sương trong vắt. Trong đến nỗi soi mình vào đó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng trôi lững thững.
Câu 3
Tìm từ ngữ miêu tả việc làm của chị vành khuyên sau khi hiểu được khát vọng của giọt sương. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để tìm từ ngữ miểu tả việc làm của chị vành khuyên sau khi hiểu được khát vọng của giọt sương.
Lời giải chi tiết:
Chị cúi xuống, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.
Câu 4
Người ta thấy những gì trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để biết người ta thấy những gì trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên.
Lời giải chi tiết:
Người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu...
Câu 5
Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời theo ý kiến riêng của mình.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Em thích nhân vật giọt sương trong bài. Vì giọt sương hiểu được nếu mặt trời lên cao thì mình sẽ tan biến, nó không muôn tan biến đi một cách vô nghĩa mà muốn gửi vẻ đẹp tinh khiết của mình vào thiên nhiên mãi và giọt sương đã nhờ chim vành khuyên làm điều đó, nhờ có vành khuyên mà giọt sương long lanh ấy luôn tồn tại mãi trong lòng mọi người.
Câu 6
Đọc một bài thơ về cây cối hoặc con vật: a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thích. b. Nói 2 - 3 câu về đặc điểm, hoạt động của cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài thơ. |
Phương pháp giải:
a. Học sinh đọc bài thơ về cây cối hoặc con vật ghi chú vào phiếu học tập:
Tên bài thơ
Tác giả
Tên cây cối hoặc con vật (Đặc điểm và hoạt động)
Hình ảnh so sánh
b. Em hãy nói 2 - 3 câu về đặc điểm, hoạt động của cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài thơ theo một vài gợi ý sau:
Tên cây cối hoặc con vật là gì?
Cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài thơ có đặc điểm gì?
Cây cối hoặc con vật được so sánh với hình ảnh nào?
Lời giải chi tiết:
a. Em có thể tham khảo bài thơ sau:
Cây bàng
Cứ vào mùa đông Gió về rét buốt Cây bàng trụi trơ Lá cành rụng hết Chắc là nó rét!
Khi vào mùa nóng Tán lá xoè ra Như cái ô to Đang làm bóng mát | Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát!
A bàng tốt lắm Bàng che cho em Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng! Theo Xuân Quỳnh |
Tên bài thơ: cây bàng
Tác giả: Xuân Quỳnh
Tên cây cối: cây bàng, che nắng, làm bóng mát
Hình ảnh so sánh: Tán lá xoè ra như cái ô to
Bài thơ 2:
Cún con
Cún con xa mẹ
Đã hai ngày rồi
Về nhà với bé
Cứ khóc liên hồi
Đêm thì không ngủ
Miệng gọi: – Mẹ ơi!
Rồi kêu ăng ẳng
Nước mắt tuôn rơi
Bé thương Cún lắm
Bế Cún vào phòng
Lấy tấm áo cũ
Lót cho Cún nằm
Bé nựng khe khẽ
– Cún ngủ cho ngoan!
Rồi đây Cún sẽ
Canh nhà thật chăm.
Bàn tay của bé
Dịu dàng chuyền hơi
Cún ngỡ tay mẹ
Gác mồm ngủ say.
Theo Nguyễn Lãm Thắng
Tên bài thơ: cún con
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng
Tên con vật: cún con, đáng yêu, nhớ mẹ.
b. Bài tham khảo:
Tên bài thơ mà tớ đã đọc là bài “Cây bàng” của tác giả Xuân Quỳnh. Bài thơ viết về cây bàng, cây bàng tốt bụng luôn luôn tỏa bóng mát che nắng cho mọi người. Nhưng ngược lại, chẳng ai có thể che nắng cho bàng cả. Trong bài thơ có hình ảnh so sánh là tán lá xoè ra như cái ô to để mang bóng mát trong những ngày hè oi ả.
Văn miêu tả
Chủ đề 5: Năm mới và việc tiêu dùng thông minh
Unit 5. Do you like yogurt?
Bài tập cuối tuần 27
Bài tập cuối tuần 7
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3