Bài tập 1
Trả lời câu hỏi bài tập 1 trang 15 SBT Lịch sử 10
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8 dưới đây.
1. Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao Sử học là một khoa học có tính liên ngành?
A. Vì Sử học là môn khoa học cơ bản, chi phối các môn khoa học khác.
B. Vì Sử học nghiên cứu về đời sống của loài người trong quá khứ với nhiều lĩnh vực khác nhau.
C. Vì Sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác trong nghiên cứu.
D. Cần ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ để tăng cường chất lượng và hiệu quả nghiên cứu lịch sử.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1 bài 3 trang 20 SGK.
Lời giải chi tiết:
Sử học – môn khoa học có tính liên ngành:
- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên tất cả các lĩnh vực… => B đúng.
- Trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu…=> C đúng.
- Ngày nay với sự phát triển của khoa học – công nghệ, các ngành khoa học đều có khả năng ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ để rút ngắn thời gian nghiên cứu, tăng cường chất lượng và hiệu quả cho công việc. Việc áp dụng khoa học – công nghệ là vô cùng cần thiết cho tất cả các ngành, nghề kể cả nghiên cứu lịch sử => D đúng.
=> Chọn A.
2. Khai thác các tư liệu 1, 2, 3 (Lịch sử 10, tr.20 – 21) và cho biết: Các tư liệu đó là kết quả của việc ứng dụng tri thức/phương pháp nghiên cứu của ngành nào?
2.1. Tư liệu 1:
A. Địa chất học.B. Địa lí học. C. Khảo cổ học.D. Công nghệ viễn thám.
2.2. Tư liệu 2:
A. Hóa học.B. Địa lí học. C. Khảo cổ học.D. Sinh học.
2.3. Tư liệu 3:
A. Hoa học.B. Vật lý học.C. Toán học. D. Tin học.
Phương pháp giải:
HS dựa vào SGK quan sát các tư liệu và trả lời
Lời giải chi tiết:
Tư liệu 1:
Nội dung được thể hiện trên bản đồ địa lý => Chọn B.
Tư liệu 2:
Bảng niên đại các mẫu di vật được khai quật trong nền văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Các di vật được xác định thời gian tồn tại thông qua phân tích đồng vị phóng xạ các-bon C14. => chọn A.
Tư liệt 3:
Ruộng đất công và ruộng đất tư được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm => Chọn C.
3. Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn có mối quan hệ thế nào?
A. Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, nhân văn.
B. Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của Sử học.
C. Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều.
D. Sử học và các ngành khoa học xã hội nhân văn phát triển độc lập với nhau.
Phương pháp giải:
Đọc mục 2 trang 21 SGK.
Lời giải chi tiết:
- Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều. => chọn C.
4. Khai thác tư liệu 4 (Lịch sử 10, tr.22) và cho biết sự kiện lịch sử nào được phản ánh thông qua Hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái (thế kỉ XVIII)?
A. Quân Tây Sơn tấn công ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh.
B. Lê Chiêu Thống cầu viện nước ngoài chống lại quân Tây Sơn.
C. Quân Tây Sơn đánh thắng trận Ngọc Hồi, rồi tiến vào giải phóng Thăng Long; quân giặc phải rút chạy.
D. Phong trào nông dân Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)
Phương pháp giải:
Đọc tư liệu 4 trong mục 2-a trang 22 SGK.
Lời giải chi tiết:
Căn cứ vào nội dung tiêu đề của Hồi 14 => Chọn C.
5. Khai thác thông tin về Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (Lịch sử 10, tr.19) cho thấy: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?
A. Địa chất học, Cổ sinh học, Sử học, Khảo cổ học…
B. Văn học, Triết học, Tâm lý học.
C. Toán học, Hóa học, Vật lý.
D. Khảo cổ học, Toán học, Hóa học.
Phương pháp giải:
Đọc mục thông tin đầu bài 3 trang 19 SGK.
Lời giải chi tiết:
- Loại ý C vì đều là những ngành thuộc khoa học tự nhiên.
- Loại D có 2 ý là Toán học, Hóa học thuộc ngành khoa học tư nhiên.
- Loại B vì không có ngành Sử học.
=> Chọn A.
6. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của Sử học.
B. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.
C. Sử học xem xét, làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.
D. Sử học đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.
Phương pháp giải:
Đọc mục 3-a trang 23 SGK.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:
- Khoa học tự nhiên và công nghệ cùng là đối tượng nghiên cứu của Sử học => A đúng.
- Sử học không đi sâu vào nội dung của các khoa học tự nhiên và công nghệ, mà chủ yếu chỉ xem xét nó ở góc độ lịch sử. Ví dụ: thành tựu của ngành ấy ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào? Tác dụng, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển xã hội ra sao? Nó phản ánh lịch sử xã hội lúc bấy giờ thế nào? => C, D đúng.
=> Chọn B.
7. Ý nào không đúng về vai trò của Sử học đối với sự ra đời của các tác phẩm được đề cập đến trong hình bên và các ngành khoa học liên quan?
A. Các phương pháp cơ bản của Sử học được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đối tượng, hình thành nên tác phẩm.
B. Phục dựng lịch sử phát triển một số ngành/vấn đề khoa học tự nhiên ở các mức độ khác nhau.
C. Sử học có vai trò quyết định sự phát triển của ngành Toán học và Hóa học.
D. Sử học góp phần chỉ ra những thành tựu để kế thừa và phát triển, kể cả những bài học kinh nghiệm, những sai lầm cần tránh trong lịch sử nghiên cứu của ngành.
Phương pháp giải:
Tham khảo mục 3-a trang 23, 24 SGK.
Lời giải chi tiết:
Theo nội dung mục 3-a trang 23 SGK => A, B, D đúng.
=> Chọn C.
8. Ý nào không phù hợp về tác dụng của việc tái hiện lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Giúp làm rõ các vấn đề thuộc các ngành đó đã từng được đặt ra và giải quyết như thế nào.
B. Giúp các nhà khoa học không lặp lại sai lầm của những người đi trước.
C. Giúp các nhà khoa học có thể kế thừa thành tựu, kinh nghiệm của những người đi trước.
D. Đưa đến sự ra đời của nhiều phát minh mới.
Phương pháp giải:
Tham khảo mục 3-a trang 24 SGK.
Lời giải chi tiết:
- Việc tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó hiểu rõ các vấn đề đã từng được các nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết như thế nào. => A đúng
- Việc này giúp các nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước, lại có thể kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước. => B, C đúng
=> Chọn D.
Bài tập 2
Trả lời câu hỏi bài tập 2 trang 17 SBT Lịch sử 10
Bài tập 2. Lập bảng liệt kê một số sự kiện/bối cảnh lịch sử được phản ánh trong các hồi của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (theo Tư liệu 4, Lịch sử 10, tr.22). Từ đó, hãy chỉ rõ bối cảnh lịch sử chung đưa đến sự ra đời của tác phẩm văn học sử này?
Phương pháp giải:
B1: Đọc tư liệu 4 trong mục 2-a trang 22 SGK.
B2: Tham khảo tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí để tìm hiểu sự kiện/bối cảnh lịch sử tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Hồi | Sự kiện/bối cảnh lịch sử |
Hồi 1 | Viết về sự kiện lịch sử thời Thịnh Vương (1740 – 1786). Thịnh Vương đã có thế tử Trịnh Tông do thái phi Dương Ngọc Hoan sinh. Tuy nhiên Thịnh Vương lại yêu mến mẹ con tuyên phi Đặng Thị Huệ và Trịnh Cán. Trịnh Tông lo không được truyền ngôi nên đã chiêu tập người, chuẩn bị khí giới phòng bị tuy nhiên bị tố giác và bị truất ngôi. |
Hồi 2 | Trịnh Cán được lập làm thế tử, Thịnh Vương lâm bệnh nặng đã cho truyền 6 quan để ủy thác việc phò Trịnh Cán lên ngôi. Trịnh Tông dấy binh trừ khử thế lực tuyên phi Đặng Thị Huệ và lên ngôi. |
Hồi 9 | Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm đem quân lấn ngoài bờ cõi Quan bình chương Trần Công Xán vâng mệnh bàn việc biên cương |
Hồi 11 | Tây Sơn lại kéo vào thành chiếm giữ đất nước Chiêu Thống ba phen tính chước khôi phục kinh đô |
Hồi 12 | Lê sứ thần qua đất Bắc xin quân Tôn đốc bộ tới ải Nam truyền hịch |
Hồi 14 | Viết về sự kiện nghĩa quân Tây Sơn đại phá quân Thanh sang xâm lược nước ta theo sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống làm nên các trận chiến lịch sử Ngọc Hồi, Đống Đa, Thăng Long |
Hồi 15 | Dẹp yên cõi Bắc, Nguyễn Huệ được phong Đánh phá Cao Bằng, Duy Chỉ bị hại |
Bối cảnh lịch sử chung | Hoàng Lê nhất thống chí được sáng tác trong một khoảng thời gian dài từ cuối triều Lê sang đầu triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX), ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê |
Bài tập 3
Trả lời câu hỏi bài tập 3 trang 17 SBT Lịch sử 10
Bài tập 3. Hãy lập và hoàn thiện bảng theo gợi ý sau về một số phương pháp liên ngành được sử dụng trong nghiên cứu lịch sử.
Phương pháp giải
B1: HS xem lại mục 1, mục 2-a trang 20, 21 SGK.
B2: Tham khảo các câu 2.1, 2.2, 2.3 trong Bài tập 1.
Gợi ý giải
TT | Thành tựu đạt được | Ngành khoa học liên quan |
1 | Đọc bản đồ các di tích, di chỉ khảo cổ được phát hiện. Đọc được đồ các trận đánh trong lịch sử. | Địa lý |
2 | Xác định niên đại, thời gian tồn tại,…của các di tích lịch sử được tìm thấy, phát hiện và khai quật | Hóa học |
3 | Phục dựng lại một số công trình kiến trúc, di vật lịch sử,…đã được khai quật những không còn nguyên vẹn dưới dạng công nghệ 3D. | Công nghệ thông tin |
4 | Thống kê, tính toán các số liệu thu thập được | Toán học |
5 | (…) | (…) |
Bài tập 4
Trả lời câu hỏi bài tập 4 trang 18 SBT Lịch sử 10
Bài tập 4. Từ kết quả của Bài tập 2, hãy chỉ ra mối quan hệ giữa Sử học với Văn học cũng như với các ngành khoa học xã hội, nhân văn khác.
Phương pháp giải
Đọc mục 2-a trang 21 SGK.
Lời giải chi tiết
- Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều.
- Các công trình thuộc lĩnh vực văn học đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và đều không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể.
- Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành văn học.
- Lịch sử cũng chính là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống.
Bài tập 5
Trả lời câu hỏi bài tập 5 trang 18 SBT Lịch sử 10
Bài tập 5. Thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa Sử học và một lĩnh vực/ngành khoa học tự nhiên, công nghệ.
Phương pháp giải
B1: HS xem lại mục 3 trang 23, 24 SGK.
B2: Tham khảo các câu 2.1, 2.2, 2.3 trong Bài tập 1 và Bài tập 3 SBT.
Lời giải chi tiết
- Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ.
Trong tư liệu 3 SGK trang 21 có thể thấy rằng nhờ các phương pháp Toán học mà chúng ta có thể biết được tỉ lệ phần trăm của ruộng công, ruộng tư và các loại ruộng khác ở một số địa phương thời Nguyễn.
Bài tập 6
Trả lời câu hỏi bài tập 6 trang 18 SBT Lịch sử 10
Bài tập 6. Hãy xây dựng một bài giới thiệu về lịch sử trường học hoặc gia đình của em trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trong đó có vận dụng phương pháp nghiên cứu của ít nhất một ngành khoa học khác nhau.
Phương pháp giải
B1: HS tìm hiểu thông tin từ thư viện trường, từ các thầy cô đang công tác tại trường
B2: Vận dụng kiến thức các ngành: Toán học (thống kê, tính toán số liệu)...
Lời giải chi tiết:
Giới thiệu trường THPT Xuân Đỉnh
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội được thành lập theo Quyết định số /QĐ-UB ngày của chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. - Trường hiện có gần 100 cán bộ, giáo viên, nhân viên. 100% giáo viên của trường có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ trên chuẩn chiếm 53% (…)
- Một số thành tích của nhà trường như:
+ Tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm: 98 - 99%; đỗ vào Đại học, cao đẳng, TC chuyên nghiệp là: 35 – 40%. Số học sinh đạt giải Thành phố: 115 giải. Năm 2000, trường nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Năm học 2002 – 2003 trường được công nhận “Trường dẫn đầu khối THPT Hà Nội”. Năm 2003, đạt Trường THPT Chuẩn quốc gia đầu tiên của Thành phố Hà Nội. Năm học 2004 - 2005, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (…)
+ Thành tích tiêu biểu của học sinh:
- Xếp loại Học lực: 44,2% xếp loại Giỏi, 46,1% XL Khá, 9,3% XL Trung bình, 0,3 % XL Yếu;
- Xếp loại Hạnh kiểm: có 96,5% XL Tốt, 3,3 % XL Khá, 0,1 % XL Trung bình;
- Thi Học sinh Giỏi các môn văn hóa cấp Thành phố: đạt 101 giải (01 giải Nhất, 12 giải Nhì, 35 giải Ba, 53 giải KK). (…)
- Thi Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật cấp Thành phố đạt 14 giải (01 giải Nhì, 08 giải Ba, 01 giải Tư, 04 giải KK). (…)
- Bài giới thiệu sử dụng phương pháp của ngành Toàn học để tính tỉ lệ phần trăm một số thông tin như: xếp loại học lực, tỉ lệ tốt nghiệp, hạnh kiểm,…
Bài tập 7
Trả lời câu hỏi bài tập 7 trang 18 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức
Bài tập 7. Thực hiện dự án học tập (theo nhóm): Ứng dụng công nghệ để xây dựng bài thuyết trình và thuyết trình về một vấn đề lịch sử (tùy chọn thuộc các chủ đề trong Chương trình Lịch sử 10) theo gợi ý dưới đây:
- Xác định chủ đề/vấn đề sẽ lựa chọn để xây dựng bài thuyết trình và thuyết trình trước lớp.
- Lựa chọn và giới thiệu về công nghệ có thể sử dụng để xây dựng và thuyết trình sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị nguồn tư liệu (kênh chữ, kênh hình, hiện vật, tư liệu đa phương tiện,…)
- Xây dựng bài thuyết trình trên một hoặc một số nền tảng công nghệ.
- Thuyết trình sản phẩm trước lớp vào một thời điểm thích hợp.
Phương pháp giải:
HS lựa chọn 1 chủ đề lịch sử và xây dựng nội dung thuyết trình
(Có thể dùng phần mềm Powerpoint, Canva,…để xây dựng và trình chiếu bài thuyết trình)
Lời giải chi tiết:
HS có thể lựa chọn dự án “Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam”
Unit 8: New ways to learn
CHƯƠNG VI. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Unit 5: Inventions
Tác giả tác phẩm - Kết nối tri thức
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm
Chuyên đề học tập Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử - Cánh diều 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử 10 - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Lịch sử - Cánh Diều Lớp 10
SGK Lịch sử - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10