Đề bài
Trình bày các cách mắc nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp, và thành bộ nguồn song song. Trong từng trường hợp hãy viết công thức tính suất điện động của bộ nguồn và điện trở trong của nó.
Lời giải chi tiết
- Bộ nguồn nối tiếp gồm các nguồn \(( ℰ _1;r_1), ( ℰ _2;r_2)…… ( ℰ _n;r_n)\) ghép nối tiếp bằng cách ghép cực âm của nguồn điện trước được nối bằng dây dẫn với cực dương của nguồn điện tiếp sau tạo thành một dãy liên tiếp.
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn :
\(ℰ _b= ℰ _1+ ℰ _2+…..+ ℰ _n\)
\(R_b=r_1+r_2+ ... +r_n\)
Trường hợp bộ nguồn gồm n nguồn giống nhau có cùng suất điện động ℰ và điện trở trong r ghép nối tiếp thì: \(ℰ_ b=n. ℰ\) và \(r_b=n.r\)
- Bộ nguồn song song là bộ nguồn n nguồn giống nhau, trong đó cực dương của các nguồn được nối với một điểm A và cực âm của các nguồn được nối vào cùng một điểm B.
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn : \(ℰ_ b= ℰ\) và \(r_b=r/n\)
Unit 13: Hobbies - Sở thích
Câu hỏi tự luyện Sử 11
CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Chủ đề 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Unit 4: Planet Earth
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11