Câu 36.1.
Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn và Pb cần khuấy loại thuỷ ngân này trong
A. dung dịch Zn(NO3)2.
B. dung dịch Sn(NO3)2.
C. dung dịch Pb(NO3)2.
D. dung dịch Hg(NO3)2.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết về niken, kẽm, chì, thiếc
Lời giải chi tiết:
Để làm sạch một loại thủy ngân có lẫn chất là Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thủy ngân này trong dung dịch Hg(NO3)2
Zn + Hg(NO3)2 \( \to\) Zn(NO3)2 + Hg
Sn + Hg(NO3)2 \( \to\) Sn(NO3)2 + Hg
Pb + Hg(NO3)2 \( \to\) Pb(NO3)2 + Hg
\( \to\) Chọn D.
Câu 36.2.
Hai mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau. Cho một mẫu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl tạo ra 6,8 g muối. Cho mẫu còn lại tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 thì khối lượng muối được tạo ra là
A.16,1 g. B. 8,05 g.
C. 13,6 g. D. 7,42 g.
Phương pháp giải:
Tính số mol muối ZnCl2, suy ra số mol Zn
Từ số mol Zn suy ra số mol ZnSO4, từ đó tính được khối lượng ZnSO4
Lời giải chi tiết:
Zn + 2HCl \( \to\) ZnCl2 + H2
\({n_{ZnC{l_2}}} = \dfrac{{6,8}}{{136}} = 0,05\,\,mol \to {n_{Zn}} = 0,05\,\,mol\)
Zn + H2SO4 \( \to\) ZnSO4 + H2
\({n_{Zn{\text{S}}{O_4}}} = {n_{Zn}} = 0,05\,\,mol \to {m_{ZnS{O_4}}} = 0,05.161 = 8,05\,\,gam\)
\( \to\) Chọn B.
CHƯƠNG 3. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
SOẠN VĂN 12 TẬP 1
CHƯƠNG 9. QUẦN XÃ SINH VẬT
PHẦN BẢY. SINH THÁI HỌC