Câu 37.1.
Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiêm, người ta ngâm vào dung dịch đó một đinh sắt đã làm sạch. Chọn cách giải thích đúng cho việc làm trên.
A. Để Fe tác dụng hết với H2SƠ4 dư khi điều chế FeSO4 bằng phản ứng :
Fe + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2↑
B. Để Fe tác dụng với các tạp chất trong dung dịch, chẳng hạn với tạp chất là CuSO4 :
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
C. Để sắt tác dụng hết O2 hoà tan :
2Fe + O2 → 2FeO
D. Để sắt khử muối sắt(III) thành muối sắt(II) :
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết về sắt và hợp chất của sắt
Lời giải chi tiết:
Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta ngâm vào dung dịch đó một đinh sắt đã làm sạch, để khử muối sắt (III) thành muối sắt (II)
Fe + Fe2(SO4)3 \( \to\) 3FeSO4
\( \to\) Chọn D.
Câu 37.2.
Cho hai phương trình hoá học sau :
Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Có thể rút ra kết luận nào sau đây
A. Tính oxi hoá : Fe3+ > Cu2> Fe2+.
B. Tính oxi hoá : Fe2+ > Cu2+ > Fe3+.
C. Tính khử : Fe > Fe2+ > Cu.
D. Tính khử : Fe2+ > Fe > Cu.
Phương pháp giải:
Chất khử mạnh phản ứng với chất oxi hóa mạnh tạo thành chất oxi hóa yếu hơn và tính khử yếu hơn
Lời giải chi tiết:
Tính oxi hóa của Fe3+ > Cu2+ > Fe2+
\( \to\) Chọn A.
Chương 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 12
Bài 21. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Vật lí lớp 12
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 9 – Hóa học 12