Câu 38.1.
Để phân biệt dung dịch H2S04 đặc, nguội và dung dịch HNO3 đặc, nguội có thể dùng kim loại nào sau đây ?
A. Cr. B. Al
C. Fe. D. Cu.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết về crom, đồng và hợp chất của chúng
Lời giải chi tiết:
Chọn Cu làm thuốc thử
+ Không có hiện tượng: H2SO4 đặc, nguội
+ Có khí màu nâu đỏ thoát ra: HNO3 đặc, nguội
\( \to\) Chọn D.
Câu 38.2.
Có hai dung dịch axit là Al(NO3)3 và HNO3 đặc, nguội. Kim loại nào sau đây có thể dùng để nhận biết hai dung dịch axit trên ?
A. Fe B. Al
C. Cr D. Cu
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết về crom, đồng và hợp chất của chúng
Lời giải chi tiết:
Chọn Cu làm thuốc thử
+ Không có hiện tượng: Al(NO3)3
+ Có khí màu nâu thoát ra: HNO3 đặc, nguội
\( \to\) Chọn D.
Câu 38.3.
Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. X và Y có thể là
A. đồng và sắt. B. sắt và đồng.
C. đồng và bạc. D. bạc và đồng.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết về đồng, crom và hợp chất của chúng
Lời giải chi tiết:
Cu và Ag không phản ứng với H2SO4 loãng \( \to\) Loại A, C, D
\( \to\) Chọn B.
Đề kiểm tra 15 phút
Chương 4. Dao động và sóng điện từ
Những kiến thức cần nhớ để đạt điểm cao phần đọc hiểu
Bài 30. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT