Đề bài
Gọi (C ) là đường tròn chứa các điểm tiếp xúc của mặt xung quanh hình nón với mặt cầu nội tiếp hình nón đó. (C ) chia mặt xung quanh của hình nón thành hai phần. Hãy tính tỉ số diện tích hai phần đó biết diện tích hình cầu bằng diện tích đáy hình nón.
Lời giải chi tiết
Kí hiệu bán kính đáy và chiều cao của hình nón lần lượt là x, y (x, y > 0), bán kính mặt cầu nội tiếp là r, dễ tính được
\(r = {{xy} \over {\sqrt {{x^2} + {y^2}} + x}}.\)
Vì diện tích hình cầu bằng diện tích đáy hình nón nên ta có : \(4\pi {r^2} = \pi {x^2} \Leftrightarrow x = 2r,\) lúc đó
\(r = {{2ry} \over {\sqrt {{y^2} + 4{r^2}} + 2r}} \Leftrightarrow r = {{3y} \over 8}.\)
Gọi IJ là bán kính của đường tròn (C ),
\(\Delta {\rm{IJ}}O\) \( \sim \Delta HSA\) (g.g), ta có
\({{{\rm{IJ}}} \over {HS}} = {{{\rm{OJ}}} \over {AS}} \Leftrightarrow IJ = {{SH.{\rm{OJ}}} \over {SA}} = {{y.r} \over {\sqrt {{y^2} + {x^2}} }}.\) Thay \(r = {{3y} \over 8},x = 2r\) vào hệ thức trên, ta được
\({\rm{IJ}} = {{y.{{3y} \over 8}} \over {\sqrt {{y^2} + {{9{y^2}} \over {16}}} }} = {{3y} \over {10}}.\)
Kí hiêu diện tích phần thứ nhất của mặt xung quanh hình nón ( phần có chứa đỉnh của hình nón ) là S1 và diện tích xung quanh hình nón là \({S_{xq}}\) thì
\({{{S_1}} \over {{S_{xq}}}} = {\left( {{{{\rm{IJ}}} \over {HA}}} \right)^2} = {{{{\left( {{{3y} \over {10}}} \right)}^2}} \over {4{{\left( {{{3y} \over 8}} \right)}^2}}} = {4 \over {25}}.\)
Kí hiệu diện tích phần thứ hai của mặt xung quanh hình nón là \({S_2}\) thì
\({{{S_1}} \over {{S_2}}} = {1 \over {{{{S_2}} \over {{S_1}}}}} = {1 \over {{{{S_{xq}} - {S_1}} \over {{S_1}}}}} = {1 \over {{{25} \over 4} - 1}} = {4 \over {21}}.\)
Tác giả - Tác phẩm tập 1
Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 12
Bài 40. Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ