Bài 1. Mở đầu về phương trình
Bài 2. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
Bài 3. Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
Bài 4. Phương trình tích
Bài 5. Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Bài 6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài 7. Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp)
Ôn tập chương III. Phương trình bậc nhất một ẩn
Đề bài
Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó:
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Thay các giá trị của \(x=-1\), \(x=2\) và \(x=3\) vào từng phương trình (a), (b), (c); giá trị nào thỏa mãn phương trình thì là nghiệm của phương trình đó.
Lời giải chi tiết
*) Xét phương trình \(3(x-1)=2x-1\;\;\;\;\;(1)\)
+) Thay \(x=-1\) vào vế trái và vế phải của phương trình (1) ta được:
\(\eqalign{
& VT = 3.\left( { - 1 - 1} \right) = 3.\left( { - 2} \right) = - 6 \cr
& VP = 2.\left( { - 1} \right) - 1 = - 2 - 1 = - 3 \cr} \)
\( - 6 \ne - 3 \Rightarrow VT \ne VP\)
Vậy \(x=-1\) không là nghiệm của phương trình (1)
+) Thay \(x=2\) vào vế trái và vế phải của phương trình (1) ta được:
\(\eqalign{
& VT = 3.\left( {2 - 1} \right) = 3.1 = 3 \cr
& VP = 2.2 - 1 = 4 - 1 = 3 \cr} \)
\(3 = 3 \Rightarrow VT = VP\)
Vậy \(x=2\) là nghiệm của phương trình (1)
+) Thay \(x=3\) vào vế trái và vế phải của phương trình (1) ta được:
\(\eqalign{
& VT = 3.\left( {3 - 1} \right) = 3.2 = 6 \cr
& VP = 2.3 - 1 = 6 - 1 = 5 \cr} \)
\(6 \ne 5 \Rightarrow VT \ne VP\)
Vậy \(x=3\) không là nghiệm của phương trình (1)
*) Xét phương trình \(\dfrac{1}{{x + 1}} = 1 - \dfrac{x}{4}\;\;\;\;\;(2)\)
+) Với \(x=-1\) thì phương trình (2) không xác định nên \(x=-1\) không là nghiệm của phương trình (2)
+) Thay \(x=2\) vào vế trái và vế phải của phương trình (2) ta được:
\(\eqalign{
& VT = {1 \over {2 + 1}} = {1 \over 3} \cr
& VP = 1 - {2 \over 4} = 1 - {1 \over 2} = {1 \over 2} \cr} \)
\(\dfrac{1}{3} \ne \dfrac{1}{2} \Rightarrow VT \ne VP\)
Vậy \(x=2\) không là nghiệm của phương trình (2)
+) Thay \(x=3\) vào vế trái và vế phải của phương trình (2) ta được:
\(\eqalign{
& VT = {1 \over {3 + 1}} = {1 \over 4} \cr
& VP = 1 - {3 \over 4} = {4 \over 4} - {3 \over 4} = {1 \over 4} \cr} \)
\(\dfrac{1}{4} = \dfrac{1}{4} \Rightarrow VT = VP\)
Vậy \(x=3\) là nghiệm của phương trình (2)
*) Xét phương trình \({x^2} - 2x - 3 = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3)\)
+) Thay \(x=-1\) vào vế trái và vế phải của phương trình (3) ta được:
\(\eqalign{
& VT = {\left( { - 1} \right)^2} - 2.\left( { - 1} \right) - 3\cr&\;\;\;\;\;\;\; = 1 + 2 - 3 = 0 \cr
& VP = 0 \cr} \)
\(0 = 0 \Rightarrow VT = VP\)
Vậy \(x=-1\) là nghiệm của phương trình (3)
+) Thay \(x=2\) vào vế trái và vế phải của phương trình (3) ta được:
\(\eqalign{
& VT = {2^2} - 2.2 - 3 = 4 - 4 - 3 = - 3 \cr
& VP = 0 \cr} \)
\( - 3 \ne 0 \Rightarrow VT \ne VP\)
Vậy \(x=2\) không là nghiệm của phương trình (3)
+) Thay \(x=3\) vào vế trái và vế phải của phương trình (3) ta được:
\(\eqalign{
& VT = {3^2} - 2.3 - 3 = 9 - 6 - 3 = 0 \cr
& VP = 0 \cr} \)
\(0 = 0 \Rightarrow VT = VP\)
Vậy \(x=3\) là nghiệm của phương trình (3)
Ta nối như sau:
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8