4.6
Khi nói về dao dộng cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về dao động cơ cưỡng bức
Lời giải chi tiết:
A – đúng
B – sai vì: Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.
C – sai vì: Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D – sai vì: Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của lực cưỡng bức.
Chọn A
4.7
Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?
A. Biên độ và tốc độ. B. Li độ và tốc độ.
C. Biên độ và cơ năng. D. Biên độ và gia tốc.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về dao động tắt dần
Lời giải chi tiết:
Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
Cơ năng \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2} \Rightarrow \)cơ năng giảm dần theo thời gian.
Chọn C
4.8
Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
B. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian.
D. Biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về dao động tắt dần
Lời giải chi tiết:
A – sai
B – sai vì: Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng chậm.
C – sai vì: Cơ năng của vật giảm dần theo thời gian.
D – đúng
Chọn D
Chương 3. Amin - Amino axit - Peptit - Protein
Đề thi thử THPT QG
Chương 4. Polime và vật liệu polime
Bài 2. Thực hiện pháp luật
Chương 8. Nhận biết một số chất vô cơ