Đề bài
Hỗn hợp M chứa ba hợp chất hữu cơ X, Y và Z. Hai chất X và Y kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng ( \({M_Y} > {M_X}\) ). Chất Z là đồng phân của chất Y.
Nếu làm bay hơi 3,2 g M thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 1,68g khí nitơ ở cùng điều kiện.
Để đốt cháy hoàn toàn 16g M cần dùng vừa hết 23,52 lít \({O_2}\) (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có \(C{O_2}\) và \({H_2}O\) với số mol bằng nhau.
Nếu cho 48g M tác dụng với Na(lấy dư), thu được 1,68 lít \({H_2}\)(đktc).
Hãy xác địng công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Đặt công thức chất X là CxHyOz thì chất Y là Cx+1Hy+2Oz. Chất Z là đồng phân của Y nên CTPT giống chất Y.
+) Giả sử trong 16 g hỗn hợp M có a mol chất X và b mol hai chất Y và Z
+) Viết PTHH:
\({C_x}{H_y}{O_z} + (x + \frac{y}{4} - \dfrac{z}{2}){O_2} \to xC{O_2} + \frac{y}{2}{H_2}O\)
\({C_{x + 1}}{H_{y + 2}}{O_z} + (x + \dfrac{y}{4} - \dfrac{z}{2} + 1,5){O_2}\)\( \to (x + 1)C{O_2} + \dfrac{{y + 2}}{2}{H_2}O\)
+) Dựa vào dữ kiện đề bài và PTHH, lập hpt ẩn x, y, z, a, b.
+) Biện luận và giải hpt => CTPT của X, Y, Z.
+) Tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M.
Lời giải chi tiết
Số mol 3 chất trong 3,20 g hỗn hợp M : \(\dfrac{{1,68}}{{28}}\) = 0,06 (mol).
Số mol 3 chất trong 16 g M : \(\dfrac{{0,06.16}}{{3,2}}\) = 0,3 (mol)
Khi đốt hỗn hợp M ta chỉ thu được CO2 và H2O.
Vậy, các chất trong hỗn hợp đó chỉ có thể chứa C, H và O.
Đặt công thức chất X là CxHyOz thì chất Y là Cx+1Hy+2Oz. Chất Z là đồng phân của Y nên công thức phân tử giống chất Y.
Giả sử trong 16 g hỗn hợp M có a mol chất X và b mol hai chất Y và Z :
\(\left\{ \begin{array}{l}
a + b = 0,3(1)\\
(12{\rm{x}} + y + 16{\rm{z}})a + (12{\rm{x}} + y + 16{\rm{z}} + 14)b = 16(2)
\end{array} \right.\)
Khi đốt 16 g M thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được bằng tổng khối lượng của M và O2 và bằng :
\(16 + \dfrac{{23,52}}{{22,4}}.32 = 49,6(g)\)
Mặt khác, số mol CO2 = số mol H2O = n :
44n + 18n = 49,6 \( \Rightarrow \) n = 0,8
\({C_x}{H_y}{O_z} + (x + \dfrac{y}{4} - \dfrac{z}{2}){O_2} \to xC{O_2} + \dfrac{y}{2}{H_2}O\)
a mol xa mol \(\dfrac{y}{2}\)a mol
\({C_{x + 1}}{H_{y + 2}}{O_z} + (x + \dfrac{y}{4} - \dfrac{z}{2} + 1,5){O_2}\)\( \to (x + 1)C{O_2} + \dfrac{{y + 2}}{2}{H_2}O\)
b mol (x + 1)b mol \(\dfrac{{y + 2}}{2}\)b mol
Số mol CO2 là : xa + (x + 1)b = 0,8 (mol) (3)
Số mol H2O là : \(\dfrac{{y{\rm{a}} + (y + 2)b}}{2}\) = 0,8 (mol)
do đó : ya + (y + 2)b = 1,6 (4)
Giải hệ phương trình :
Biến đổi (3) ta có x(a + b) + b = 0,8
Vì a + b = 0,3 nên b = 0,8 - 0,3x
Vì 0 < b < 0,3 nên 0 < 0,8 - 0,3x < 0,3 \( \Rightarrow \) 1,66 < x < 2,66
x nguyên \( \Rightarrow \) x = 2 \( \Rightarrow \) b = 0,8 - 0,3.2 = 0,2
\( \Rightarrow \) a = 0,3 - 0,2 = 0,1
Thay giá trị của a và b vào (4), tìm được y = 4.
Thay giá trị của a, b, x và y vào (2), tìm được z = 1.
Vậy chất X có CTPT là C2H4O, hai chất Y và Z có cùng CTPT là C3H6O.
Chất X chỉ có thể có CTCT là (etanal) vì chất CH2 = CH - OH không bền và chuyển ngay thành etanal.
Chất Y là đồng đẳng của X nên CTCT là (propanal).
Hỗn hợp M có phản ứng với Na. Vậy, chất Z phải là ancol CH2 = CH - CH2 - OH (propenol) :
2CH2 = CH - CH2 - OH + 2Na \( \to \) 2CH2 = CH - CH2 - ONa + H2\( \uparrow \)
Số mol Z trong 48 g M là : 2.số mol H2 = 2.\(\dfrac{{1,68}}{{22,4}}\) =0,15 (mol).
Số mol Z trong 16 g M là : \(\dfrac{{0,15.16}}{{48}}\) = 0,05 (mol)
Số mol Y trong 16 g M là : 0,2 - 0,05 = 0,15 (mol).
Thành phần khối lượng của hỗn hợp M :
Chất X chiếm : \(\dfrac{{0,1.44}}{{16}}\). 100% = 27,5%.
Chất Y chiếm : \(\dfrac{{0,15.58}}{{16}}\). 100% = 54,4%.
Chất Z chiếm : \(\dfrac{{0,05.58}}{{16}}\). 100% = 18,1%.
SBT tiếng Anh 11 mới tập 2
Chuyên đề 3: Một số vấn đề về pháp luật lao động
Chủ đề 1: Vai trò và tác dụng cơ bản của môn cầu lông đối với sự phát triển thể chất. Một số điều luật thi đấu cầu lông
Chuyên đề 1. Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
Unit 2: Generation gap
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11