CH tr 21 5.1
Quan sát mô hình trong hình 5.1 SGK KHTN 7. Dựa vào thành phần nguyên tố em hãy phân loại các chất trên thành 2 loại: chất được tạo từ 1 nguyên tố hoá học và chất được tạo từ 2 nguyên tố hoá học.
Phương pháp giải:
Sử dụng hình vẽ 5.1 SGK KHTN 7.
Lời giải chi tiết:
Chất được tạo từ 1 nguyên tố hoá học: đồng, khí oxygen, khí hiếm heli.
Chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học: khí carbon dioxide, muối ăn
CH tr 21 5.2
Tượng đồng, nhiên liệu hydrogen, đồ trang sức bằng kim cương trong hình 5.2 SGK KHTN 7 là ví dụ về ứng dụng của Đồng, hydrogen và carbon. Em hãy kể ra các ứng dụng khác của Đồng, hydrogen và carbon mà em biết.
Phương pháp giải:
Đọc tài liệu SGK, báo chí, Kiến thức thực tiễn
Lời giải chi tiết:
Đồng: lõi dây điện, que hàn đồng, đúc tượng, nam châm điện từ, các động cơ máy móc, đồ trang trí nội thất bằng đồng, …
Hydrogen: làm nhiên liệu cho động cơ xe, tên lửa, bơm khinh khí cầu, bóng thám không; dùng trong đèn xì oxygen - hydrogen, là nguyên liệu sản xuất NH3, HCl và nhiều hợp chất hữu cơ, …
Carbon: chế tạo ruột bút chì, điện cực, đồ trang sức, mũi khoan kim cương, than đốt, …
CH tr 22 5.3
Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy.
Phương pháp giải:
Đọc tài liệu Sgk, báo chí..
Lời giải chi tiết:
Sự khác biệt | Đơn chất oxygen | Hợp chất carbon dioxide |
Thành phần nguyên tố | O | O và C |
Vai trò đối với sự sống và sự cháy | Duy trì sự sống và sự cháy | Không duy tri sự sống và sự cháy |
CH tr 22 5.4
Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng các hợp chất? Giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát một số đơn chất và hợp chất đã biết
Lời giải chi tiết:
Số lượng của các đơn chất ít hơn số lượng của các hợp chất
Vì các đơn chất trong tự nhiên thường phản ứng hóa học với nhau tạo thành hợp chất.
CH tr 22 5.5
Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn để tính khối lượng phân tử của các chất được biểu diễn trong hình 5.3a và hình 5.3b SGK KHTN 7
Phương pháp giải:
Khối lượng 1 proton = 1 neutron = 1 amu
Khối lượng 1e = 0,0005 amu
Lời giải chi tiết:
- Khối lượng phân tử của nitrogen bằng: 2.14 = 28 (amu).
- Khối lượng phân tử của methane bằng: 12 + 4.1 = 16 (amu)
CH tr 22 5.6
Hãy kể tên hai nguyên tố hoá học có từ 2 dạng đơn chất trở lên
Phương pháp giải:
Kiến thức từ báo chí, SGK..
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tố oxygen (O) có các dạng đơn chất: oxygen (O2) và ozone (O3).
- Nguyên tố carbon (C) có nhiều dạng đơn chất như: kim cương, than chì
CH tr 22 5.7
Hợp chất nước gồm có 2 nguyên tố hydrogen và oxygen. Em hãy kể một số tính chất của nước và tính chất của 2 đơn chất hydrogen và oxygen
Phương pháp giải:
Sử dụng tài liệu SGK, báo chí..
Lời giải chi tiết:
- Một số tính chất của nước: chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hóa rắn ở 0oC.
- Một số tính chất của oxygen: chất khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, hóa lỏng ở -183oC.
- Một số tính chất của hydrogen: chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, tan rất ít trong nước.
Đề thi học kì 1
Chủ đề 5. Em với gia đình
Bài 9. Hòa điệu với tự nhiên
Unit 10: Energy Sources
Chương VII. Biểu thức đại số và đa thức một biến
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7