5.1
Dùng phương pháp giản đồ Fre-nen, có thể biểu diễn được dao động tổng hợp của hai dao động
A. cùng phương, cùng chu kì.
B. cùng phương, khác chu kì.
C. khác phương, cùng chu kì.
D. khác phương, khác chu kì.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về phương pháp giản đồ Fre-nen
Lời giải chi tiết:
Dùng phương pháp giản đồ Fre-nen, có thể biểu diễn được dao động tổng hợp của hai dao động cùng phương, cùng chu kì
Chọn A
5.2
Cho hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình lần lượt là \({x_1} = {A_1}c{\rm{os}}\omega t\) và \({x_2} = {A_2}c{\rm{os(}}\omega t + \dfrac{\pi }{2})\). Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là
A. \(A{\rm{ }} = \sqrt {|A_1^2 - A_2^2|} \)
B. \(A{\rm{ }} = \sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)
C. \(A = |{A_1} - {A_2}|\)
D. \(A = {A_1} + {A_2}\)
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tổng hợp dao động điều hòa
Lời giải chi tiết:
Độ lệch pha hai dao động: \(\Delta \varphi = \dfrac{\pi }{2}\)
Biên độ tổng hợp:
\({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \Delta \varphi \)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \dfrac{\pi }{2} = A_1^2 + A_2^2\\ \Rightarrow A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2} \end{array}\)
Chọn B
Lý thuyết Ngữ Văn
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 12
Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị
Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 12
HÌNH HỌC - TOÁN 12 NÂNG CAO